Tại sao Xuất khẩu lao động vẫn là Ngành không thể thiếu trong xã hội hiện nay?

Xuất khẩu lao động có vai trò to lớn đối với không chỉ người lao động mà còn đối với cả những doanh nghiệp và quốc gia tham gia vào hoạt động này…

Xuất khẩu lao động từ lâu đã là ngành nghề không thể thiếu và là hoạt động kinh tế quan trọng đối với mỗi một quốc gia. Bất kể đó là quốc gia đang hay đã phát triển, xuất khẩu lao động đều mang lại những lợi ích về kinh tế và xã hội trên cả 3 cấp độ: cá nhân người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước.

Bài viết tham khảo:

Như đã nhấn mạnh ở trên, xuất khẩu lao động là lĩnh vực mang lại nhiều lợi ích kinh tế cũng như xã hội cho cả nước xuất khẩu lẫn bên nhập khẩu. Cụ thể:

1. Tạo ra việc làm và làm tăng thu nhập cho người lao động

Xuất khẩu lao động tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động

Xuất khẩu lao động tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động

Về bản chất cốt lõi, Xuất khẩu lao động giải quyết vấn đề việc làm khi nguồn cung và số lượng việc làm trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu của lực lượng lao động trẻ trong nước.

Người lao động đi xuất khẩu lao động lúc này có được công ăn việc làm, tránh khỏi tình trạng thất nghiệp lại có thêm thu nhập, vừa là để cải thiện mức sống của bản thân vừa để mang tài chính về giúp đỡ gia đình.

Bên cạnh đó, nếu như một số ngành nghề trong nước còn chưa đủ tiềm lực để chú trọng đầu tư và phát triển thì cơ hội làm việc ở nước ngoài do xuất khẩu lao động đem lại có thể giải quyết được vấn đề này. Bởi đi xuất khẩu lao động tạo điều kiện giúp các bạn thực tập sinh làm việc trong môi trường thực tế, chuyên nghiệp.

Người lao động có thêm nhiều cơ hội rèn luyện kĩ năng nghề, khả năng sống tự lập cũng như sống tập thể, quản lý chi tiêu cá nhân. Sau khi hết hạn hợp đồng trở về nước hoàn toàn có thể sử dụng kĩ năng và kinh nghiệm nghề có được để đi xin việc thuộc những lĩnh vực có liên quan hoặc tự tạo ra việc làm cho bản thân và người khác.

2. Đem lại nguồn thu ngoại tệ

Xuất khẩu lao động là một trong hai nguồn cung ngoại hối lớn nhất cho Việt Nam

Xuất khẩu lao động là một trong hai nguồn cung ngoại hối lớn nhất cho Việt Nam

Kiều hối là một trong những nguồn vốn từ nước ngoài quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Kiều hối đến từ hai nhóm đối tượng chính đó là việt kiều và xuất khẩu lao động.

Khoản nguồn thu ngoại tệ này đồng thời giúp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng thêm thu nhập cho quốc gia.

Theo kết quả giám sát, người lao động ra nước ngoài làm việc thường có thu nhập cao và ổn định hơn so với trong nước cùng ngành nghề và trình độ.

Bình quân thu nhập (kể cả làm thêm) của người lao động làm việc ở nước ngoài là 400 – 600 USD/tháng ở thị trường Trung Đông; 700 – 800 USD/tháng ở thị trường Đài Loan; 1.000 – 1.200 USD/tháng ở thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản.

Vì vậy, hàng năm, lao động làm việc ở nước ngoài gửi về nước khoảng 2 – 2,5 tỉ USD.

Chính nhờ xuất khẩu lao động mà Việt Nam luôn nằm trong top những nước có lượng kiều hối chuyển về nhiều nhất và có thu nhập lớn từ xuất khẩu lao động.

3. Phát triển kinh tế và ổn định xã hội

Mình lấy ví dụ một trường hợp đơn giản như thế này nhé:

Việt Nam: là đất nước đang phát triển, còn nghèo, dân số trẻ, dồi dào về nhân lực nhưng tỉ lệ thất nghiệp còn cao. Nếu lực lượng này tiếp tục không có việc làm hoặc thu nhập không đủ sống sẽ dễ dàng phạm tội để kiếm miếng ăn.

Nhật Bản: là đất nước đã phát triển, tuy nhiên dân số đang già hóa, người lao động trẻ hiếm hoi lại chỉ yêu thích những công việc văn phòng, sử dụng đầu óc, ít đụng tay chân. Những lĩnh vực thiếu lao động suy yếu, kém phát triển, gây mất cân bằng trong cơ cấu cốt lõi của nền kinh tế…

Xuất khẩu lao động hay việc luân chuyển lao động giữa 2 quốc gia chính là giải pháp hợp lý để giải quyết những vấn đề đang vướng mắc của 2 bên.

Chưa kể người lao động được tiếp cận với công việc, có thu nhập, có môi trường thích hợp để nâng cao tay nghề, sau có kinh nghiệm để về tiếp tục làm việc ở Việt Nam. Có tay nghề, có thu nhập sẽ giúp người lao động có tương lai tươi sáng hơn, tránh xa tệ nạn xã hội và việc làm phạm pháp.

Các doanh nghiệp cũng thu được lợi nhuận, không chỉ phía doanh nghiệp nước ngoài thu nhận được lực lượng lao động mới mà cả những doanh nghiệp làm xuất khẩu lao động trong nước cũng dựa vào mức phí dịch vụ để từ đó tiếp tục phát triển.

4. Cải thiện quan hệ ngoại giao

Lao động sau khi trúng tuyển chính là sứ giả văn hóa của Việt Nam

Lao động sau khi trúng tuyển chính là sứ giả văn hóa của Việt Nam

Chẳng có 2 quốc gia đối đầu nhau nào lại đi trao đổi người dân giữa 2 nước. Bù lại khi đã quyết định luân chuyển lao động qua lại giữa 2 bên tức là về cơ bản, hai quốc gia đó đã có nền tảng tin tưởng và đi đến thống nhất với nhau.

Lao động của nước này khi tham gia vào làm việc trong môi trường doanh nghiệp của nước kia cũng phải có vốn kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, con người của nước nhập khẩu. Đây chính là tiền đề tốt để một nước hội nhập quốc tế trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay.

Bộ Lao động – Thương binh Xã hội đặt mục tiêu trong giai đoạn 2017 – 2020, mỗi năm Việt Nam dự kiến đưa đi được từ 100.000 – 120.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có khoảng 80% lao động đã qua đào tạo. Xuất khẩu lao động vì vậy vẫn giữ được mức tăng trưởng cao qua các năm.

Đài Loan và Nhật Bản hiện nay vẫn là hai thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất đối với nước ta (chiếm hơn 90% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài). Theo đánh giá của Cục Quản lý lao động ngoài nước, đây là hai thị trường tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam cao.

Xuất khẩu lao động vì vậy đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, xã hội của đất nước và của người lao động, xu hướng phát triển sẽ còn tiếp tục trong tương lai.

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.