Bạo lực học đường. Nguyên nhân và sự nỗ lực của chính phủ Nhật Bản

Bạo lực học đường là vấn nạn chung của xã hội. Không chỉ ở Nhật Bản hay bất kỳ quốc gia nào. Vậy nguyên nhân và những biện pháp nỗ lực của chính phủ để hạn chế tình trạng này là gì?

Là một trong những quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, vượt bậc nhất thế giới nhưng Nhật Bản cũng không tránh khỏi vấn nạn bạo lực học đường.

Chắc chắn nhiều người sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi biết rằng bạo lực học đường là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tự tử của học sinh, sinh viên tại Nhật Bản. Tại sao một đất nước phát triển vượt bậc mà vấn nạn này lại vẫn diễn ra?

Xem thêm:

Bạo lực học đường tại Nhật – mặt trái của giáo dục

Bạo lực học đường tại Nhật – mặt trái của giáo dục

1. Vấn nạn bạo lực học đường tại Nhật Bản và những con số

Nhiều độc giả chắc hẳn ít nhiều biết đến bộ truyện tranh kinh điển Doraemon – tác giả Fujiko Fujio của Nhật Bản. Và các bạn cũng biết đến nhân vật Chaien thường xuyên bắt nạt Nobita. Bạo lực học đường Nhật Bản – nạn Ijime chính là như vậy,

Đó là những hành vi áp bức tinh thần hay thể chất, dưới những hình thức: cô lập, chế giễu, trấn lột, đặt điều vu khống…

Vấn nạn Ijime lên đến 323.808 vụ (23.9 vụ bắt nạt/1.000 em). Bắt nạt tại bậc tiểu học chiếm tỉ lệ cao nhất 73% tổng số vụ, trong đó:

  • 400 vụ nghiêm trọng, gây ra những hậu quả lâu dài cho nạn nhân cả về thể chất lẫn tinh thần;
  • 17 vụ bị đình chỉ đến trường;
  • 12 vụ tấn công giáo viên.
  • 398 trường hợp nghỉ học dài ngày (trong số này, 57% nghỉ học trên 90 ngày).
  • 10 vụ tự sát do trầm cảm.

Tuy nhiên, chỉ có 17% trên tổng số vụ bạo lực học đường phát hiện được là do các nạn nhân chủ động khai báo với nhà trường.

Và đương nhiên, số vụ bắt nạt bằng công nghệ hiện đại như Internet ngày càng tăng cao.

2. Bạo lực học đường tại Nhật Bản và sự trầm cảm

Những con số nạn Ijime do chính phủ Nhật công bố hoàn toàn có thể thấp hơn con số hiện tại đang diễn ra, bởi tâm lý đơn giản không dám lên tiếng của nạn nhân. Sự ích kỷ ấy mang lại những hệ quả mãi mãi không thể nào cứu vãn, dồn những sinh mạng bé nhỏ vào đường cùng.

Nhật Bản đã từng chấn động năm 1997 khi Kobe, 1 học sinh 14 tuổi tấn công bốn nữ sinh bằng hung khí. Sau đó, học sinh này cắt rời rồi vứt đầu 1 bé trai 11 tuổi ở cổng trường với mảnh giấy “Đây mới chỉ là bắt đầu của cuộc chơi”. Sự kiện này đã buộc chính phủ Nhật phải thay đổi độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của trẻ từ 16 xuống 14 vào năm 2001. Thật đáng sợ khi ở Nhật có rất nhiều vụ giết người mà thủ phạm chỉ là những cô cậu học trò mới 11, 12 tuổi.

Vào tháng 10 năm 2011, toàn Nhật Bản đã xôn xao vụ việc một bé trai 13 tuổi tại tỉnh Shiga đã tự tử bằng cách gieo mình từ tầng 14 tòa nhà nơi em ở. Lý do là không chịu nổi sự bắt nạt của 3 bạn học cùng lớp (đánh đập, bắt ăn xác ong chết, cưỡng ép ăn trộm đồ ở siêu thị, thậm chí là ép chơi trò “giả tự sát”) nhưng giáo viên chủ nhiệm lại làm ngơ.

Bạo lực học đường khiến trẻ rất dễ rơi vào trầm cảm

Bạo lực học đường khiến trẻ rất dễ rơi vào trầm cảm

Ngoài sự ảnh hưởng về mặt thể chất, những nạn nhân của bạo lực học đường chịu tổn thương tâm lý nặng nề, kéo dài suốt đời, giam mình trong phòng (hikikomori), trầm cảm.

3. Nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường

  • Bạo lực học đường thường xảy ra trong độ tuổi 10- 17 tuổi. Độ tuổi này là sự thay đổi và chuyển biến về tâm lý  rất nhiều, cái tôi cao và thích thể hiện bản thân. Chỉ cần sự kích động rất dễ dẫn tới bạo lực, đánh nhau…
  • Chưa có sự quan tâm sâu sắc từ phía gia đình. Việc quá chú trọng hay stress quá nhiều từ công việc khiến nhiều ông bố bà mẹ ít có thời gian dành cho con. Thậm chí có nhiều đứa trẻ cũng bị chịu sự bạo hành từ gia đình dẫn tới tâm lý bất ổn.
  • Tiếp xúc quá sớm với những tiêu cực trên mạng internet. Việc mạng internet phổ biến là lợi thế rất lớn, nói riêng về nền giáo dục. Tuy nhiên mặt trái của nó là việc chưa kiểm soát được tất cả những tiêu cực. Rất nhiều những video, clip có hành động thô bạo, lời nói tục tĩu, âm thầm được trẻ con học theo.
  • Câu chuyện “thành tích” của nền giáo dục. Cũng được coi là nguyên nhân khá lớn dẫn tới việc bị mặc cảm, chế giễu, khiêu khích và dẫn tới hành động căm hận hay trả thù…

Đây chỉ là những nguyên nhân tiêu biểu và trực diện dẫn tới những hành vi bạo lực trên học đường. Còn rất nhiều những nguyên nhân chủ quan hay khách quan, vô tình hay cố ý. Đều dẫn tới cho trẻ những tâm lý không ổn định, thậm chí tiêu cực.

Nguyên nhân dẫn tới tâm lý trẻ nhỏ

Nguyên nhân dẫn tới tâm lý trẻ nhỏ

4. Những nỗ lực của chính phủ Nhật Bản

Nhật Bản đã và đang nỗ lực rất nhiều để hạn chế tối đa sự gia tăng của nạn bạo lực học đường. Trong đó, không thể không kể đến sự cải tiến giáo dục, đưa ra những biện pháp phối hợp giữa chính phủ – trường học – gia đình, mạnh mẽ tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường trên toàn quốc.

Tuy nhiên, với sự nỗ lực của riêng chính phủ thì không thể nào đạt hiệu quả tối đa được. Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới chứ không riêng gì Nhật Bản, trẻ em, trẻ vị thành niên đều là lứa tuổi chưa chín chắn, chưa hoàn thiện trong suy nghĩ, hơn nữa lại rất dễ nổi loạn. Vì vậy, việc giáo dục, kèm cặp của gia đình cùng sự tận tình của giáo viên, nhà trường là vô cùng cần thiết.

Những đứa trẻ luôn là những trang giấy trắng. Phụ huynh cần đặc biệt chú trọng để tránh tạo nên suy nghĩ lệch lạc, dẫn đến những hành vi sai trái của trẻ, giúp trẻ không trở thành người hại/người bị hại của bạo lực học đường.

Bài viết tham khảo:

 

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.