Thực tập sinh được phép ở lại Nhật Bản làm việc sau khi hết hạn visa

Theo thông báo chính thức, thực tập sinh được phép ở lại Nhật Bản để làm việc kể cả khi đã hết hạn visa nếu họ bị mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19…

Thực tập sinh được phép ở lại Nhật Bản làm việc sau khi đã hết hạn visa? Đúng là như vậy đó. Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản vừa cho biết những đối tượng cá nhân người nước ngoài, nếu như đã hoàn thành khóa đào tạo nghề sẽ được phép thay đổi công việc nếu họ không thể quay trở về nước trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.

Bài viết tham khảo:

1. Chính sách ở lại Nhật Bản làm việc dành cho thực tập sinh

Chính sách ở lại Nhật Bản làm việc sau khi hết hạn visa được áp dụng với những bạn mất việc hoặc phải đổi việc do dịch Covid-19

Chính sách ở lại Nhật Bản làm việc sau khi hết hạn visa được áp dụng với những bạn mất việc hoặc phải đổi việc do dịch Covid-19

Cụ thể thực hư chính sách này là như thế nào? Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản sẽ bắt đầu tiếp nhận đơn apply từ các ứng viên có nguyện vọng muốn thay đổi công việc chuyên môn của bản thân do những lí do bất khả kháng đến từ diễn biến dịch bệnh Covid-19.

Thời gian mà một cá nhân được phép tham gia vào diện thay đổi công việc này tối đa là 1 năm. 

Lí do của quyết định lần này dựa trên những dự đoán về việc thiếu hụt nguồn nhân lực nghiêm trọng trong các ngành như nông nghiệp, công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm và đồ uống.

Tính đến thời điểm hiện nay, các biện pháp hỗ trợ dành cho những thực tập sinh theo đuổi các ngành nghề kỹ thuật là việc cho phép những cá nhân này được thay đổi nghề nghiệp nếu người đó bị mất việc do dịch bệnh Covid-19.

Nếu như người lao động nước ngoài, vì lí do nào đó, mà chưa thể quay trở về nước sau khi đã hoàn thành khóa đào tạo nghề, thì có thể được cân nhắc được ở lại tiếp tục làm việc cùng ngành nghề đó kể cả khi đã bị hết hạn visa.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp tại Nhật Bản hiện nay, các doanh nghiệp, tập đoàn từ đủ mọi quy mô phải cắt giảm hoạt động và nhân lực. Không phải ai cũng có thể tìm được việc làm mới theo đúng ngành nghề mà mình được đào tạo.

Chính vì vậy mà Chính phủ Nhật Bản đã cho phép người lao động được làm việc trái ngành.

Kể từ ngày 01/09 thì đường dây hotline tư vấn dành riêng cho người nước ngoài, gặp khó khăn trong mùa dịch cũng chính thức được khởi động, hỗ trợ cả tiếng Nhật và tiếng Việt. 

Đường dây hotline miễn phí, các bạn có thể gọi theo số (0120) 762029.

Tất nhiên, do chính sách này chỉ áp dụng đối với những bạn thực tập sinh chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên chỉ các bạn bị mất việc và visa bị hết hạn từ tháng 04/2020 mới được hưởng lợi thôi nhé!

2. Việt Nam lọt bảng đen của Nhật Bản

Trong bối cảnh hiện nay, có đến hơn 20.000 người Việt Nam hiện đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa bối cảnh dịch bệnh Covid-19, ở lại Nhật Bản thì khó khăn mà quay về Việt Nam cũng chẳng được. 

Gần đây, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã công bố một số số liệu (được cập nhật đến đầu năm 2020), thể hiện thực trạng của người Việt Nam hiện nay tại Nhật Bản.

Mục đích của việc làm lần này là để các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản cần phải hết sức lưu ý, cẩn thận khi tiếp nhận các lao động đến từ Việt Nam.

Tại sao lại như vậy? Theo những bảng số liệu được công bố lần này, thực sự rất xấu hổ nhưng người Việt Nam đã “đứng đầu” trong 3 bảng xếp hạng:

  • Tỉ lệ cư trú bất hợp pháp cao nhất
  • Tỉ lệ bỏ trốn cao nhất
  • Tỉ lệ phạm tội hình sự cao nhất.

Cụ thể:

a/ Việt Nam có Tỉ lệ cư trú bất hợp pháp cao nhất với 15,561 người (chiếm 18,8% trên tổng số người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Nhật Bản) (tăng 14 lần so với số liệu năm 2013)

Số lượng người Việt Nam ở Nhật chiếm 14% của tổng số những người nước ngoài hiện nay đang ở quốc gia này (tăng 7,9 lần trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2019).

b/ Tỉ lệ thực tập sinh bỏ trốn ở lại Nhật Bản cao nhất với 6,105 người (chiếm 69,4% tổng số thực tập sinh người nước ngoài bỏ trốn tại Nhật Bản), (tăng 12,3 lần trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2019)

Tỉ lệ này được thống kê dựa trên tỉ lệ 53,2% thực tập sinh người nước ngoài ở Nhật chính là thực tập sinh của Việt Nam (tăng 13,1 lần từ 2012 – 2019). Trong khi đó thực tập sinh Trung Quốc (đứng thứ 2) chỉ chiếm 20%, Philippin là 9%, Indonesia 8%, và còn lại là các quốc gia khác.

c/ Tỉ lệ phạm tội hình sự cao nhất: 3,021 người – tương đương với 33% tổng số người nước ngoài phạm tội hình sự tại Nhật Bản (tăng 2,5 lần trong giai đoạn 2012 – 2019)

Tin trên thì vui mà tin dưới thì buồn, visa cấp cho thực tập sinh Việt Nam có ra sao cũng sẽ phụ thuộc vào ý thức cộng đồng người Việt đã, đang và sẽ học tập và lao động tại Nhật Bản.

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.