Chung sống với Covid-19: Nhật Bản hiện đang sử dụng chính sách nào???

Nhật Bản ngay từ đầu năm 2020 đã có chủ trương chung sống với Covid-19 sau khi nhận ra dịch bệnh sẽ không thể chấm dứt nếu không có vaccine…

Sau những diễn biến gần đây, Nhật Bản đã theo đuổi chính sách chung sống với Covid-19? Chuyện lạ nhưng lại đang diễn ra ở nhiều quốc gia, Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ.

Bài viết tham khảo:

1. Chung sống với Covid-19 khi ca nhiễm tiếp tục tăng

Nhật Bản chủ trương sống chung với Covid-19 ngay từ đầu mùa dịch

Nhật Bản chủ trương chung sống với Covid-19 ngay từ đầu mùa dịch

Trong khoảng thời gian gần đây, số lượng ca nhiễm Covid-19 được ghi nhận ở Nhật Bản vẫn tiếp tục tăng theo từng ngày, nhưng chủ yếu mang tính chất cục bộ và tập trung ở một số khu vực.

Trong tình cảnh hiện nay, cộng đồng người dân Nhật Bản chia ra làm 2 luồng ý kiến. Một luồng dư luận lo lắng, kêu gọi Chính phủ đóng cửa trở lại để tránh dịch bệnh thêm bùng phát. Luồng dư luận còn lại cho rằng giờ mà đóng cửa, không đi làm thì chỉ có chết đói, tốt nhất là mọi người hãy chủ động phòng bị và đến bệnh viện nếu có dấu hiệu nghi ngờ.

Chính phủ Nhật Bản hiện nay còn đang dần mở cửa trở lại, cho phép người nước ngoài có Giấy chứng nhận tư cách lưu trú tại Nhật được tái nhập cảnh dự kiến kể từ ngày 05/08.

2. Chính sách chung sống với Covid-19 của Nhật Bản

Nhật Bản vốn đã thống nhất một số chủ trương liên quan đến dịch bệnh Covid-19 từ đầu năm 2020 như sau:

  • Dịch bệnh sẽ không thể hết dứt điểm ngay lập tức, chỉ có thể hết khi có vaccine hoặc thuốc đặc trị. Vì vậy, cả nước Nhật sẽ phải sống chung với dịch bệnh. Đây được gọi là “bình thường mới”
  • Đợi cho đến khi hết dịch rồi mới mở lại cơ sở kinh doanh, đường bay quốc tế là điều không thể. Chỉ có thể vừa phòng chống dịch, hạn chế tối đa số ca nhiễm vừa mở cửa hàng quán, duy trì công ăn việc làm, đường bay và khách du lịch
  • Các phòng chống dịch Covid-19 bằng việc rửa tay, đeo khẩu trang và tránh tụ tập những chốn đông người. Tuy nhiên cũng không tồn tại chế tài xử phạt nào.
  • Chính phủ và người dân Nhật Bản chủ trương ai xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ thì tự giác đi khai báo và đi khám.
  • Chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường khả năng của hệ thống y tế, nâng cao năng lực xét nghiệm và điều trị Covid-19, xử lý và bổ sung dữ liệu để dự báo tình hình.

3. Thang mức độ nguy hiểm của Nhật Bản

Để chung sống với Covid-19, Nhật Bản đưa ra thang đo 4 cấp độ đối với mức độ nguy hiểm của bệnh dịch

Để chung sống với Covid-19, Nhật Bản đưa ra thang đo 4 cấp độ đối với mức độ nguy hiểm của bệnh dịch

Chính phủ Nhật Bản xây dựng thang đo mức độ nguy hiểm của dịch bệnh dựa trên 4 cấp độ:

  • Mức 1: Chỉ có một số ca bệnh rải rác
  • Mức 2: Số ca bắt đầu tăng dần và tạo áp lực lên hệ thống y tế
  • Mức 3: Số ca bệnh tăng nhanh và hệ thống y tế bắt đầu gặp khó khăn trong việc tiếp nhận, điều trị
  • Mức 4: Số ca bệnh bùng nổ và hệ thống y tế quá tải hoàn toàn

Tiêu chí để xét xem một thành phố hay một khu vực đang nằm ở mức độ nào, đó chính là số lượng ca nhiễm ghi nhận vào thời điểm bây giờ và tiềm lực, sức đối phó của hệ thống y tế.

Các ca nhiễm còn có thể phân loại kĩ hơn dựa vào ca chỉ tiêu như:

  • Số ca bệnh nghiêm trọng
  • Số ca bệnh mà bệnh nhân trên 60 tuổi
  • Số ca bệnh mới ghi nhận,…

Chính vì vậy, kể cả khi Tokyo và Osaka là 2 khu vực trung tâm dịch lớn tại Nhật Bản nhưng Chính phủ Nhật Bản hiện nay vẫn được xếp ở mức thứ 2 và vẫn không có quyết định giãn cách xã hội. Và hiện tại Nhật Bản vẫn chưa xếp khu vực nào mức cảnh báo số 3.

Giới chức Nhật Bản cho rằng cách ly xã hội hiện nay không phải là lựa chọn tốt nhất, đồng thời hệ thống y tế của quốc gia này đã được cải thiện đáng kể kể từ tháng 4 năm nay, xét cả về số lượng người được làm xét nghiệm, số giường bệnh, số trang thiết bị y tế,…

Nhật Bản lúc này quan niệm yếu tố quan trọng chính là sức chịu đựng của hệ thống y tế thuộc quốc gia này.

4. Vậy trong tình hình này Xuất khẩu Lao động tại Nhật Bản sẽ ra sao?

Nhật Bản vẫn đang áp dụng các biện pháp phòng tránh Covid-19 giãn cách ngay trong các nhà hàng, cơ sở kinh doanh mở cửa, tránh tụ tập đông người, tăng cường số giường bệnh và hệ thống cơ sở y tế,…

Như mình đã đề cập đến trong bài [Nhật Bản dỡ lệnh cấm nhập cảnh đối với cá nhân nước ngoài] thì Nhật Bản hiện nay cũng đã chủ trương cho phép các du học sinh, thực tập sinh, người lao động có Giấy chứng nhận tư cách lưu trú được tái nhập cảnh vào Nhật Bản từ ngày 05/08.

Các hãng hàng không của Nhật Bản như JAL, ANA vẫn cho vận hành những đường bay từ Việt Nam sang Nhật Bản. Tất nhiên trong thời điểm này, các hãng hàng không của Việt Nam thì chưa có động thái gì.

Đây không phải là thời điểm để chủ quan nhưng các bạn cũng không nên quá bi quan vì hiện nay cả hai đầu Việt Nam và Nhật Bản đều đang làm hết sức để chiến đấu với dịch bệnh. Mọi người hãy tiếp tục cập nhật thêm những thông tin mới nhất về Nhật Bản cũng như xuất khẩu lao động Nhật Bản trên trang thông tin của bên mình nhé!

Chúc mọi người mạnh khỏe!

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.