Có thể bạn chưa biết – Làm gì khi có động đất tại Nhật Bản?

Động đất tại Nhật Bản được coi là một việc hết sức bình thường đối với người dân ở quốc gia này. Tuy nhiên đối với người mới sang Nhật, sau đây là những…

Động đất tại Nhật Bản là một điều xảy ra thường xuyên đến nỗi người dân của quốc gia này coi đây là chuyện bình thường ở huyện, đều đặn như cơm bữa. Nói vậy có thể khiến nhiều bạn mới từ Việt Nam qua lo sợ, nhưng nếu bạn chuẩn bị và hiểu biết kỹ càng được như người Nhật thì cũng chẳng có gì để sợ đâu.

Bài viết tham khảo:

1. Động đất và Nhật Bản

Động đất tại Nhật Bản gây nên do vị trí địa lý của quốc gia này

Động đất tại Nhật Bản gây nên do vị trí địa lý của quốc gia này

Nhật Bản là một đất nước xinh đẹp nhưng vô tình cũng là một quốc gia phải gánh chịu nhiều thảm họa thiên nhiên do vị trí địa lý. Một trong số những thảm họa thiên nhiên ấy chính là động đất.

Trung bình một năm, có hàng ngàn trận động đất lớn nhỏ xảy ra trên khắp đất nước Nhật Bản. Trận nhỏ nhất thì có thể chỉ là những rung chuyển nhẹ đến mức bạn khó có thể nhận ra. Nhưng những trận động đất lớn ở Nhật Bản thì không phải là điều mà bạn có thể coi thường.

Động đất vốn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng ở lớp vỏ Trái Đất, gây ra các sóng địa chấn. 

Như mình đã nhắc tới ở trên, động đất tại Nhật Bản xuất phát từ vị trí địa lý của quốc gia này. Nhật Bản nằm tại điểm giao của 4 mảng kiến tạo: mảng lục địa Á – Âu, mảng Bắc Mỹ, mảng Thái Bình Dương và mảng Phi-lip-pin. Các mảng lục địa vận động, gây nên sự đứt gãy, sụt lở, từ đó sinh ra động đất.

Chắc hẳn các bạn vẫn chưa thể quên trận động đất kinh hoàng diễn ra vào năm 2011 tại khu vực Tohoku. Với cường độ 9,0 độ richter, nó đã gây ra thảm họa kép sóng thần và làm gần 20,000 người thiệt mạng.

2. Các giai đoạn của một trận động đất

Một trận động đất tại Nhật Bản nói chung thường diễn ra theo 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Tiền chấn: Giai đoạn xảy ra trước rung chấn chính, chỉ có thể xác định khi rung chấn chính đã xảy ra
  • Giai đoạn 2: Rung chấn chính: Trong số những rung chấn xảy ra trong một khu vực thì rung chấn lớn nhất được gọi là chấn động chính. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất đối với những người đang nằm trong khu vực xảy ra động đất.
  • Giai đoạn 3: Dư chấn: Sau khi Rung chấn chính qua đi, những trận rung chấn nhỏ hơn xảy ra sau đó được gọi là Dư chấn. 

3. Vậy cần phải làm gì nếu bạn gặp phải động đất tại Nhật Bản?

Có những hướng dẫn rất dễ hiểu về những việc bạn nên làm khi gặp động đất tại Nhật Bản

Có những hướng dẫn rất dễ hiểu về những việc bạn nên làm khi gặp động đất tại Nhật Bản

Vào thời điểm động đất xảy ra, bạn sẽ thấy cơ thể và môi trường xung quanh rung chuyển. Có một số người không nghĩ đến khả năng động đất xảy ra sẽ nghĩ mình bị chóng mặt, tụt đường huyết,… Chỉ đến khi cảm nhận cảnh vật xung quanh thực sự đang di chuyển và những người xung quanh có cùng phản ứng giống mình thì ý thức về việc có động đất mới thực sự được não bộ xử lý.

Có những người lần đầu tiên rơi vào hoàn cảnh này sẽ luống cuống, không biết phải làm sao. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng đọc cách đối phó và bảo vệ bản thân trước những cơn động đất tại Nhật Bản nhé:

3.1. Khi bạn đang ở địa điểm trong nhà

Ở trong nhà nghe có vẻ an toàn nhưng thực chất lại không phải vậy. Thường khi động đất, nếu đang ở tầng 1, người ta sẽ khuyến khích chạy ra ngoài. Tại sao ư?

Vì trong nhà là nơi chứa nhiều đồ đạc, có khả năng rơi xuống bạn bất cứ lúc nào. Cùng khả năng những rung chấn có thể làm cửa sổ, tủ kính, bóng đèn bị vỡ, dễ gây thương tích bởi những mảnh kính văng ra.

Vậy các bạn cần phải làm gì khi đang ở các địa điểm trong nhà?

  • Tìm đường đến căn phòng thoáng đãng, ít đồ đạc có khả năng rơi vào bạn hay gây thương tích cho bạn nhất
  • Ngay lập tức nấp mình dưới các loại bàn (như bàn ăn, bàn làm việc,…) hoặc bất cứ đồ đạc nào đủ vững chãi để có thể che chắn cho bạn khi các đồ đạc khác rơi xuống hoặc bị quăng quật
  • Nếu bạn đang nằm trên giường và không kịp di chuyển, hãy chui xuống dưới chăn, đệm
  • Bạn chỉ được phép sơ tán khi những cơn rung chấn đã trôi qua
  • Hãy đi giày, dép, hay cuốn vải quanh chân khi di chuyển để tránh bị các mảnh vỡ rơi trên bề mặt đâm hay cứa phải

3.2. Nếu bạn đang ở trong các tòa nhà cao tầng

  • Tuyệt đối không được phép sử dụng thang máy (kể cả khi thang máy vẫn sử dụng được) mà chỉ được phép sử dụng thang bộ
  • Nếu bị mắc kẹt trong một căn phòng, bị đồ đạc chắn ngang, không thể ra được thì không nên dùng tiếng gọi mà nên dùng điện thoại (nếu còn sóng) hoặc dùng đồ đạc chắc chắn đập vào tường hoặc cửa để báo hiệu có người bên trong. Chỉ dùng tiếng nói để đáp lại nếu có người có thể tiếp cận ở phạm vi gần

3.3. Nếu bạn đang ở trong nhà vệ sinh

  • Che chắn bản thân, dùng xô, chậu và đồ vật phù hợp để đội lên đầu
  • Nếu có thể, hãy di chuyển ngay ra hướng cửa để tiến đến khu vực hành lang, lối thoát hiểm, cửa ra vào hoặc địa điểm an toàn hơn.

Suy nghĩ về khả năng động đất có thể xảy ra có thể khiến nhiều người lo sợ nhưng xét về độ nguy hiểm, không phải chúng ta cũng phải học cách đối phó với lũ lụt hay hỏa hoạn hay sao. Có thêm kĩ năng sinh tồn không bao giờ là điều thừa thãi. 

Chẳng tự nhiên mà người Nhật Bản vẫn có thể chung sống được với động đất từ nhiều thế kỉ qua. Vì vậy để thực hiện được ước mơ Nhật Bản của mình, các bạn hãy nắm thật vững những điều trên để đối phó thật tốt với những cơn động đất tại Nhật Bản bạn nhé!

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.