Ramen Nhật Bản – Tinh hoa ẩm thực xứ Phù Tang

Bất kỳ đất nước nào cũng có những loại ẩm thực tạo nên thương hiệu riêng. Và Ramen cũng thế…

Tại sao ramen ở Nhật Bản lại được ưa chuộng đến vậy để trở thành tinh hoa ẩm thực nổi tiếng nhất?

Mặc dù là mảnh đất phải gánh chịu nhiều thảm họa thiên nhiên như sóng thần, động đất nhưng với nền khoa học công nghệ phát triển. Người Nhật vẫn có thể phát triển trồng trọt và thu hoạch nhiều loại nông sản ngon, bổ dưỡng, quanh năm. Mùa thu ở Nhật là mùa thu hoạch lúa gạo, là cây trồng chính tạo nên nguyên liệu cho món mì Ramen ngon nổi tiếng ở xứ sở Phù Tang.

 

Ramen - Tinh hoa ẩm thực xứ Phù Tang

Ramen – Tinh hoa ẩm thực xứ Phù Tang

1. Nguồn gốc của món mì Ramen tại Nhật Bản

Món mì Ramen được xem là có nguồn gốc xuất xứ tại Trung Quốc và đã trở thành món ăn được ưa chuộng tại Nhật Bản trong nhiều năm gần đây.

Câu chuyện kể lại rằng người đầu tiên được thưởng thức món Ramen này là công chúa thứ hai của vùng Mito, được chính người thầy người Trung Quốc của mình giới thiệu cho. Nguyên liệu ban đầu để tạo nên món mì Ramen này chính là lúa mì, bột sen ăn cùng với canh.

Dần dần về sau, món mì Ramen này càng được chế biến phong phú hơn, hợp với khẩu vị của người Nhật Bản hơn mới được người Nhật ưa chuộng và biết đến nhiều. Món ăn có bổ sung thêm thịt lợn om (xá xíu), măng, trứng luộc,…

Một số nguyên liệu tạo nên món Ramen

Một số nguyên liệu tạo nên món Ramen

Những món mì Ramen ngày càng trở lên phổ biến và được bày bán ở khắp càng cửa hàng, đường phố của Nhật Bản. Bởi sự chế biến nhanh chóng, đơn giản, ngon, bổ lại rẻ nên nhanh chóng chiếm được thiện cảm và sự yêu thích của người tiêu dùng.

Khách du lịch ngày nay đến với Nhật Bản có thể dễ dàng thưởng thức được món mì Ramen này với giá cả phải chăng.

2. Đặc trưng của món mì Ramen là gì?

Ở Nhật Bản có rất nhiều loại mì khác nhau như mì soba, mì udon. Tuy nhiên, điểm khác biệt của mì Ramen với những loại mì này chính là người chế biến sử dụng dung dịch nước muối có tính kiềm (gọi là Kansui) để tạo ra sợi mì. Bởi vậy mà sợi mì có hương vị và màu sắc đặc thù không giống như những sợi mì khác.

3. Một số loại mì Ramen ở Nhật Bản

Để hiểu rõ hơn về món ăn tinh hoa của xứ sở Phù Tang, bạn có thể tìm hiểu thêm về một số loại mì nổi tiếng như: shoyu ramen, shio ramen, miso ramen, tonkotsu ramen, toripaotan ramen, tsukemen, aburasoba,…Nhìn chung, món mì ramen có thể được chế biến và thưởng thức bằng rất nhiều cách khác nhau. Người dùng cũng có thể dễ dàng làm món mì này tại nhà mà không nhất thiết phải đến cửa hàng hay quán ăn.

 

Vài loại Ramen nổi tiếng tại Nhật Bản

Vài loại Ramen nổi tiếng tại Nhật Bản

Một số loại Ramen nổi tiếng tại Nhật Bản

  • Shoyu ramen là loại ramen phổ biến nhất tại Nhật. Điểm đặc trưng ở đây chính là nước sốt Tare cùng với nước dùng được ninh từ các loại thịt như thịt heo, thịt gà, các loại hải sản để có độ ngọt tự nhiên.
  •  Miso ramen sẽ được chế biến đặc biệt bằng cách chiên các nguyên liệu như miso, rau, thịt rồi thêm nước dùng vào. Món ăn khi được bày lên sẽ có mỡ còn lại khi chiên và có hương vị đậm đà.
  • Tonkotsu Ramen thì có sợi mì mảnh hơn, nước dùng đậm đà hơn do sử dụng thịt heo ninh trong nhiều giờ.
  • Toripaitan ramen có hình thức khá giống Tonkotsu nhưng hương vị thì lại khác hoàn toàn.
  • Tsukemen là món mì được tách riêng với nước dùng và người thưởng thức sẽ chấm mì hoặc rưới nước dùng lên mì trong lúc ăn. Sợi mì to hơn và khi được nấu chín sẽ được nhúng lạnh và vớt ra để riêng với bát nước dùng.
  •  Aburasoba – đây là loại mì ramen không có nước dùng hay còn được gọi là “mì trộn”. Đặc trưng của món ăn này là ăn kèm với nước sốt tare, ăn khô chứ không nhiều nước dùng như những loại ramen khác.

Bởi sự dễ dàng, thuận tiện trong chế biến mà món mì này càng trở lên phổ biến và trở thành tinh hoa ẩm thực của xứ sở Phù Tang. Trên đây là một số loại mì phổ biến nhất, ngoài ra còn nhiều loại ramen hấp dẫn khác nữa. Còn bạn yêu thích nhất vị nào hay loại ramen nào?

 

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.