Kinh nghiệm khi phỏng vấn đi XKLĐ Nhật Bản

Mục lục1. Trang phục, thái độ và tác phong2. Giới thiệu bản thân ngắn gọn, đơn giảnKhông nên nói xấu, chê bai về công việc cũ.Điểm mạnh của bạn là gì?Nhược điểm của bạn là gì?Tại sao bạn lại muốn đi Nhật BảnBạn có chịu vất vả được không?Bạn có muốn hỏi gì thêm không? […]

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lao động lớn thứ 2 của nước ta sau Đài Loan. Nhưng những năm gần đây nhu cầu của người lao động đang dịch chuyển sang phía Nhật Bản và chưa có dấu hiệu dừng lại. Bởi, mức lương cùng thời điểm cùng ngành nghề tại Nhật Bản cao hơn so với thị trường Đài Loan. Ngoài ra các chế độ đãi ngộ dành cho lao động từ phía nhà tuyển dụng Nhật Bản cũng hơn hẳn. Lý do Nhật Bản trả lương cao hơn so với thị trường khác là do những đơn hàng của họ luôn yêu cầu lao động có tay nghề, kỹ năng, trình độ học vấn và thể lực người lao động cao hơn so với mặt bằng chung. Do đó để trúng tuyển vào những đơn hàng phía Nhật Bản không phải dành cho tất cả mọi người. Hôm nay xuatkhaulaodongnb.com sẽ chia sẻ kinh nghiệm khi phỏng vấn đi XKLĐ Nhật Bản tới các bạn đã và đang có nhu cầu quan tâm tới chương trình này.

Kinh nghiệm khi phỏng vấn đi XKLĐ Nhật Bản

Kinh nghiệm khi phỏng vấn đi XKLĐ Nhật Bản

1. Trang phục, thái độ và tác phong

Khi đi phỏng vấn, hãy ăn mặc thật gọn gàng, chỉn chu, điều này cho thấy bạn đang tôn trọng người phỏng vấn và tôn trọng chính bản thân bạn. Khi đó câu chuyện bao giờ cũng dễ bắt đầu hơn vì bạn ghi được điểm, tạo được thiện cảm từ người đối diện. Không nên nhuộm tóc màu quá nổi, đầu tóc quá cầu kỳ, không đeo đồ trang sức lòe loẹt, không trang điểm quá đậm, bạn nên trang điểm nhẹ nhàng khi đi phỏng vấn.

  • Bước 1: Trước tiên hãy gõ cửa và chào thật rõ ràng, rành mạch
  • Bước 2: Sau khi vào quay lại khép cửa nhẹ nhàng
  • Bước 3: Sau khép của quay về phía người phỏng vấn cúi đầu chào
  • Bước 4: Xưng tên, mong “quý vị giúp đỡ, hợp tác”
  • Bước 5: Khi được sự cho phép ngồi thì bước vào ghế ngồi (trước khi ngồi phải xin phép được ngồi)
  • Bước 6: Ngồi thẳng lưng và tuyệt đối không được dựa vào ghế

Xem thêm:

2. Giới thiệu bản thân ngắn gọn, đơn giản

Bạn không nên giới thiệu quá dài dòng, nên hiểu rõ câu hỏi nhà tuyển dụng muốn hỏi và trả lời đúng trọng tâm, nhấn hoặc dừng đúng lúc, phát âm rõ ràng nhất có thể. Trong khi phỏng vấn hãy luôn mỉm cười và nhìn thẳng vào mắt của họ. Trả lời phải dứt khoát, mạch lạc đừng tốn quá nhiều thời gian cho việc giải thích. Hãy luôn thể hiện mình là một người cẩn thận, thật thà trong công việc. Đây là những đức tính mà các xí nghiệp tại Nhật luôn yêu cầu trong tất cả các đơn hàng.

  1. Không nên nói xấu, chê bai về công việc cũ.

Trong khi phỏng vấn, bạn sẽ được hỏi bạn đã từng làm công việc gì? Tại sao lại nghỉ việc ở công ty cũ?

Đây chính là một cơ hội tốt để những thực tập sinh Nhật Bản thể hiện được đức tính chăm chỉ, ham học hỏi và tính cầu tiến trong công việc của bạn. Bạn không nên trả lời những câu như: Giám đốc khó tính, lương thấp, chán làm việc cũ, nhiều áp lực… nói chung là nói không tốt về công việc cũ. Nếu bạn trả lời như vậy thì sẽ mất rất nhiều điểm đối với chủ xí nghiệp.

Người Nhật Bản đánh giá rất cao sự trung thực, chăm chỉ. Hãy trả lời câu hỏi đó bằng những câu như: Tôi muốn tìm kiếm một công việc phù hợp để phát huy hết khả năng của bản thân; Tôi muốn học hỏi kinh nghiệm làm việc của Nhật Bản; Tôi muốn nâng cao trình độ tiếng Nhật cũng như tay nghề…

Hãy làm chủ cuộc phỏng vấn và tạo cho cuộc phỏng vấn một không khí dễ chịu, thân thiện bạn không cần phải quá quan trọng hóa, cầu kỳ câu trả lời nên chỉ cần trả lời một cách thẳng thắn, thân thiện thì tự bạn sẽ ghi điểm với người phỏng vấn.

  1. Điểm mạnh của bạn là gì?

Khi được hỏi câu hỏi này, bạn hãy trả lời một cách thật thoải mái những gì bạn biết và chuyên sâu về lĩnh vực đó. Tránh kể lan man, vòng vo gây sự nhàm chán và không tin tưởng đối với người nghe.

  1. Nhược điểm của bạn là gì?

Bạn nên trả lời những nhược điểm không làm ảnh hưởng đến công việc, cũng không nên nói là không có hay không biết.

Ví dụ như bạn phỏng vấn đơn hàng giàn giáo xây dựng thì không nên nói mình sợ độ cao, sợ vất vả thì chắc chắn bạn sẽ bị loại đầu tiên. Hãy trả lời những điểm yếu mà nếu như mắc phải cũng không làm ảnh hưởng đến công việc như xử lý công việc còn chậm, chưa có kinh nghiệm nhiều về lĩnh vực nào đó và cần được học hỏi nhiều hơn và nói rằng bạn sẽ cố gắng học hỏi và tiếp thu trong quá trình làm việc và cải thiện vấn đề trên. Đừng trả lời những câu khiến người Nhật đánh giá bạn là một người không cẩn thận.

  1. Tại sao bạn lại muốn đi Nhật Bản

Đã có rất nhiều bạn trả lời quá thẳng thắn là thu nhập tốt, vẫn biết rằng khi đi xuất khẩu lao động thì ai cũng muốn có công việc mang lại thu nhập tốt nhưng nếu trả lời như vậy bạn sẽ mất khá nhiều điểm đấy. Tuy xí nghiệp có thể trả cho bạn lương cao, nhưng nếu lật ngược lại vấn đề thì nếu khi sang làm việc lương không cao thì chắc chắn bạn sẽ phát sinh những trục trặc trong quá trình làm việc. Có những bạn trả lời những câu không chắc chắn như: nghe nói làm việc ở nhật điều kiện tốt hơn ở Việt Nam… Thì cũng không tốt đâu nhé. Các bạn nên trả lời những câu như : Muốn sang Nhật để học hỏi thêm kinh nghiệm, để có thêm kinh tế giúp gia đình…

Nhật Bản là đất nước mang lại cho chúng ta cơ hội làm việc với mức lương hấp dẫn

Nhật Bản – đất nước mang lại cho chúng ta cơ hội làm việc với mức lương hấp dẫn

  1. Bạn có chịu vất vả được không?

Điều hiển nhiên rằng nếu việc nhàn mà lương cao thì người Nhật đã làm và không có cơ hội cho người nước ngoài làm việc. Và khi bạn được tuyển chọn thì phải luôn trong một tư thế sẵn sàng, nhưng không phải thế mà những việc nguy hiểm và độc hại cũng chấp nhận. Bạn nên trả lời như: việc gì người Nhật làm được thì tôi cũng sẽ cố gắng làm một cách tốt nhất…

  1. Bạn có muốn hỏi gì thêm không?

Khi được hỏi câu này thì các bạn thường lung túng và trả lời rất bối rối. Nếu không muốn hỏi gì thì bạn nên trả lời “ cảm ơn, không”. Nhưng tốt nhất hãy hỏi thêm về công việc tuyển dụng, về cuộc sống ở Nhật, môi trường làm việc thì sẽ tạo được sự thân thiện hơn, và thể hiện sự quan tâm của bạn đến công việc.

Cuối cùng thì bạn phải cảm ơn nhà tuyển dụng Nhật Bản và có thể nói thêm là: tôi mong muốn được làm việc cho quý công ty, xin cảm ơn và hãy giúp đỡ tôi.

Nếu bạn có thể nói bằng tiếng Nhật thì quá tốt, nhưng thường thì khi phỏng vấn lao động sẽ được phiên dịch viên hỗ trợ.

Chúc các bạn thành công!

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.