Hỏi đáp Bộ trưởng về tình hình xuất khẩu lao động

Tình hình xuất khẩu lao động trong nước, bộ trưởng đã giải đáp những thắc mắc của người dân về tình hình xuất khẩu lao động, cụ thể xem ngay

Dân hỏi – Bộ trường trả lời là chương trình rất được người dân chú ý từ khi lên sóng của VTV. Không chỉ vì tính chất nóng hỏi của chủ đề đề cập tới mà chương trình còn là cầu nối tin cậy giữa người dân và những định hướng cho tình hình kinh tế xã hội hiện nay. Trong chương trình tối 25/1 vừa qua, ngoài những câu hỏi về lương thưởng tết năm nay, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội còn được hỏi về một chủ đề rất được quan tâm hiện nay đó là về tình hình xuất khẩu lao động. Sau đây là những thắc mắc từ người dân và trả lời của bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

hoi-dap-bo-truong-xuat-khau-lao-dong

Tình hình xuất khẩu lao động

Hỏi: đầu tháng 12/2014, một số phụ nữ đi xuất khẩu lao động giúp việc nhà tại một số nước Trung Đông có phản ánh là họ bị ngược đãi ở nước sở tại nên phải chấp nhận nộp một số tiền để có thể phá hợp đồng, về nước. Xin hỏi Bộ trưởng, đến thời điểm này những phản ánh đó đã được Bộ xử lý như thế nào?

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Trước hết, tôi phải nói rằng Trung Đông là một thị trường rất tốt. Chúng ta có khoảng 16.000 người lao động ở đây, trong đó có 4.000 lao động nữ giúp việc gia đình.

Qua phản ánh vừa rồi, chúng tôi đã cho kiểm tra thì có vấn đề là trong quy định khi đưa người lao động ra nước ngoài, doanh nghiệp phải nói rõ về thị trường lao động đó; phải hướng dẫn cho người lao động biết rõ về phong tục, tập quán nước nhận lao động và những quy định “cứng” trong hợp đồng lao động giữa người lao động và chủ sử dụng lao động.

Trung Đông có một đặc thù riêng và tiếng Ả-rập là rất cần thiết. Nhưng vừa rồi cũng có doanh nghiệp đưa người sang đây đã chuẩn bị không kỹ cho người lao động về tình hình xuất khẩu lao động, yêu cầu của nơi đến làm việc, phong tục tập quán cũng như điều kiện sinh hoạt, ngôn ngữ. Chính vì vậy, có một số chị em sang đến nơi thì không hòa nhập được và đã tự bỏ về.

Theo quy định, doanh nghiệp phải cử cán bộ của mình ở địa bàn đưa lao động sang đó phối hợp với Đại sứ quán thực hiện việc bảo vệ quyền của người lao động theo hợp đồng. Vừa rồi, cùng với việc tháo gỡ khó khăn đối với người lao động do am hiểu thị trường chưa tốt, không hòa nhập được phải trở về, đại diện quản lý lao động của Bộ, Đại sứ quán đã phối hợp với các doanh nghiệp cùng làm việc thì những vấn đề liên quan cũng đã được giải quyết.

Về trách nhiệm của Bộ, cùng với việc cho phép doanh nghiệp hoạt động, chúng tôi có kiểm tra, xem xét đình chỉ một số doanh nghiệp không chấp hành tốt các quy định.

Hỏi: Thưa Bộ trưởng, sang năm mới, đề nghị Bộ trưởng nói về định hướng các thị trường xuất khẩu lao động để người dân được biết?

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Năm 2015, thị trường xuất khẩu lao động có những tín hiệu vui. Thứ nhất, ngoài lao động với tay nghề chưa cao như giúp việc gia đình tại các thị trường Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc thì năm 2015, chúng ta có thể xuất khẩu lao động có tay nghề cao đi Nhật, Đức (như hộ lý, y tá và một số nghề kỹ thuật). Trong năm 2014, có một điểm mới là chúng ta đã xuất khẩu được gần 20.000 lao động có trình độ, có chuyên môn.

Bên cạnh đó, ở thị trường Thái Lan, trước đây chúng ta chưa có một hợp đồng chính thức để bảo vệ quyền cho người lao động, dù có rất nhiều lao động ở các tỉnh biên giới qua đó làm việc. Năm nay, Chính phủ hai nước đồng ý giao cơ quan liên quan hai bên ký hợp đồng chính thức. Nếu thực hiện được thì mục tiêu xuất khẩu 100.000 lao động trong năm 2015 là rất khả quan.

Video về cuộc phỏng vấn với Bộ trưởng:

 

Xem nhiều hơn các tin tức khác tại tin tức xuất khẩu lao động.

Theo Chinhphu.vn

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.