Lao động xuất khẩu không còn là chuyện hiếm tại Việt Nam nữa mà nó dần trở nên phổ biến hơn, những công dân trên 18 tuổi có sức khỏe tốt và không mắc các bệnh lí bẩm sinh hay các căn bệnh truyền nhiễm đều có thể ứng tuyển vào các cuộc tuyển chọn […]
Lao động xuất khẩu không còn là chuyện hiếm tại Việt Nam nữa mà nó dần trở nên phổ biến hơn, những công dân trên 18 tuổi có sức khỏe tốt và không mắc các bệnh lí bẩm sinh hay các căn bệnh truyền nhiễm đều có thể ứng tuyển vào các cuộc tuyển chọn để có cơ hội đến và làm việc tại các xưởng của nghiệp đoàn Nhật Bản. Tuy nhiên, ngoài mức lương cơ bản, tiêu chuẩn ứng tuyển, chi phí đi xuất khẩu lao động thì mức thời gian cũng như quy định làm việc trong luật lao động Nhật cũng là điều mà rất nhiều người quan tâm và đặt nhiều câu hỏi thắc mắc cho công ty chúng tôi. Những lưu ý tại Nhật Bản là kiến thức mà bất kỳ lao động xuất khẩu nào cũng cần nắm rõ để đảm bảo cho quá trình làm việc tại xứ sở hoa anh đào.
Quy định của Nhật Bản về khung thời gian và mức lương làm việc cơ bản
Thông thường, thời gian làm việc của người lao động tối thiểu là 8 giờ/ngày; 40 giờ/tuần. Tại mỗi xưởng sản xuất, xí nghiệp riêng, người chủ có thể điều chỉnh quy định làm việc căn cứ theo số giờ hoặc ngày. Một số trường hợp quy định làm việc theo tuần thì giờ làm việc bình quân không quá 10 giờ trong ngày hay 40 giờ trong tuần. Theo tính chất công việc của từng ngành nghề khác nhau, người lao động cũng sẽ được quyền nghỉ làm vào ngày xác định, có thể làm trong tuần và nghỉ cuối tuần hoặc nghỉ 1 số ngày nhất định trong tuần và làm bình thường vào thứ bảy, chủ nhật. Với số giờ làm việc quy định như trên, tổng số giờ làm tối đa của người lao động là khoảng 2087 giờ một năm, với khoảng thời gian này, người lao động sẽ được nhận mức lương cơ bản còn quá số giờ kể trên, người lao động sẽ được nhận thêm khoản tiền tăng ca theo số giờ họ làm thêm.
Bên cạnh đó, người lao động có thể được tăng ca, làm thêm tuy nhiên thời gian này sẽ được giới hạn không quá 50% số giờ làm việc bình quân 1 ngày làm thường và không quá 12 giờ đối với ngày lễ, ngày nghỉ quy định hàng tuần. Nhiều người lao động chăm chỉ, cần cù muốn kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, tiết kiệm hay gửi về gia đình thì xuất khẩu lao động quả thực là một trong số những hình thức lao động mà bạn nên tham khảo.
Ngoài ra, khoảng thời gian nghỉ phép và nghỉ lễ cũng là một trong số tiêu chuẩn tính lương mà bạn đọc cần quan tâm. Theo luật lao động Nhật Bản, người lao động có 10 ngày nghỉ phép và số ngày nghỉ phép sẽ được tăng hoặc điều chỉnh dài hạn hơn phụ thuộc vào mức độ cống hiến của bạn trong công việc và 15 ngày nghỉ lễ như công dân Nhật Bản. Lương cơ bản của người lao động được tính đúng theo hợp đồng thỏa thuận, nếu có sự tăng ca hay làm thêm vào ngày thường, bạn sẽ nhận được mức lương bằng 125% lương cơ bản và số tiền này sẽ được tính 200% đối với ngày lễ, tết. Ngoài ra, các hoạt động làm đêm, làm thêm vào ngày nghỉ cũng sẽ nhận được mức lương với hệ số hấp dẫn mà mỗi công ty sẽ có sự cam kết và thống nhất với người lao động trong quá trình tuyển chọn và kí hợp đồng.
Xuất khẩu lao động- cơ hội mới cho người lao động
Bạn tốt nghiệp phổ thông và chưa tìm được lối đi cho riêng mình, hãy tìm đến và lắng nghe sự tư vấn của chúng tôi để có thêm những thông tin cần thiết về xuất khẩu lao động cũng như những điều cần lưu ý để chuẩn bị tốt nhất cho công việc tại cường quốc công nghiệp này. Có thể nói, mặc dù chịu nhiều áp lực cũng như thiệt thòi khi sống xa gia đình nhưng những gì mà người lao động được hậu đãi cũng như chất lượng cuộc sống được đánh giá tốt thì đây hoàn toàn là trải nghiệm bạn nên thử sức nếu bản thân có đủ tiêu chuẩn và điều kiện như trên. Hiện nay, xuất khẩu lao động còn coi là một phương pháp làm giàu bởi tỷ giá đồng yên Nhật so với đồng Việt Nam là khá cao, bạn sẽ có thể tiết kiệm hoặc kiều hối về Việt Nam để hỗ trợ gia đình, người thân nếu bản thân có năng lực, cống hiến hết mình và thu được khoảng lương bổng hậu hĩnh từ người chủ Nhật Bản.
xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam