Tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản – xkld Nhật Bản 2021

NÊN hay KHÔNG chọn xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng?

Có nên lựa chọn xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng không?

Có nên lựa chọn xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng không?

Khi được nghe tới xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng hay đơn hàng xây dựng chắc hẳn ai cũng lắc đầu, vì nghĩ đến sự vất vả cực nhọc. Tuy nhiên cái gì cũng có cái giá của nó, bài viết dưới đây sẽ phân tích cho các bạn ưu nhược điểm của ngành này. Và các bạn hãy tự mình trả lời cho câu hỏi: NÊN hay KHÔNG chọn đơn hàng xây dựng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản? Nhé!

Xem thêm:

Nhật Bản – đất nước hoa anh đào nổi tiếng với những công trình kiến trúc như Tháp Tokyo Skytree, Tòa thị chính Tokyo hay Khách sạn nhộng Nakagin. Những công trình này không chỉ là biểu tượng văn hóa của người Nhật mà còn chứng minh cho sự phát triển mạnh mẽ, vượt bậc. Sự phát triển ấy đang tạo ra vô số cơ hội việc làm trong ngành xây dựng cho những ai muốn xuất khẩu lao động tại Nhật, trong đó có Việt Nam.

Có nên lựa chọn xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng không?

1. Nhóm đơn hàng chính trong xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng

Công việc ngành xây dựng có đặc thù làm ngoài trời. Ngoài yêu cầu ngoại hình cao 1m65 trở lên, lao động cần có sức khỏe tốt, chịu được các vấn đề về thời tiết, áp lực công việc. Tuy nhiên, đơn hàng xây dựng trong xuất khẩu lao động Nhật không quá vất vả như bạn nghĩ, tùy thuộc vào công việc mỗi đơn hàng, chia làm 3 nhóm chính như sau:

Ngành xây dựng có đặc thù là công việc ngoài trời

 

2. Các vấn đề xoay quanh xuất khẩu lao động Nhật ngành xây dựng

1. Xuất khẩu lao động Nhật ngành xây dựng không đòi hỏi bằng cấp cao

Ngành xây dựng không yêu cầu quá cao về bằng cấp. Chỉ cần có trong tay tấm bằng THPT là bạn đã có thể đỗ được đa số đơn hàng ngành xây dựng tại Nhật. Tuy nhiên, nếu bạn là cử nhân đại học hoặc có bằng cấp cao hơn thì bạn sẽ có cơ hội làm những công việc mang tính chuyên môn (quản lý, vận hành máy, đọc bản vẽ,…) và đương nhiên, mức lương và phúc lợi ở các vị trí này sẽ cao hơn công nhân rất nhiều.

2. Xuất khẩu lao động Nhật ngành xây dựng có được tăng ca, làm thêm giờ hay không?

Nhiều người lao động cho rằng xây dựng là ngành vất vả và không được làm thêm giờ. Tuy nhiên, các đơn hàng xây dựng đều liên kết với những doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp lớn, uy tín và nhiều công trình lớn nhỏ tại Nhật Bản. Việc có được tăng ca, làm thêm giờ hay không còn phụ thuộc vào trình độ tay nghề, sức khỏe của người lao động và yếu tố thời tiết (đối với công việc làm ngoài trời).

3. Những khó khăn trong xuất khẩu lao động Nhật ngành xây dựng

Như đã nói ở trên, đặc thù của ngành xây dựng là làm việc ngoài trời. Điều này ảnh hưởng khá lớn bởi phụ thuộc vào thời tiết. Nếu thời tiết xấu, bắt buộc lao động phải nghỉ làm, có khi sẽ không đủ số công và phải làm bù vào những ngày khác. Nhưng bù lại, công nhân ngành xây dựng được hưởng mức lương cao cùng các chế độ, phụ cấp, bảo hiểm tốt.

Thông thường đơn hàng xây dựng sẽ thi tuyển giàn giáo. Các công việc khác có thể thành thạo khi làm từ 1 – 2 tháng, nhưng đối với công việc giàn giáo ngoài yêu cầu về ngoại hình, sức khỏe, bạn cần phải có sự dẻo dai, khéo léo và đặc biệt là không mắc chứng sợ độ cao.

4. Những ưu điểm trong xuất khẩu lao động Nhật ngành xây dựng

Trong những ngành khác, công nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc thời gian vì làm trong các công xưởng, nhà máy. Tuy nhiên, đối với công việc ngành xây dựng, công nhân có khá nhiều thời gian “chết”. Lao động sẽ không phải chịu áp lực căng thẳng khi làm việc với dây chuyền máy móc.

Điểm cộng thứ hai là lao động được làm việc với máy móc tiên tiến hiện đại và quy tắc làm việc của người Nhật Bản. Điều này có ích rất lớn và giúp bạn phát triển khi kết thúc hợp đồng tại Nhật trở về nước.

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng có mức lương vô dùng hấp dẫn

 

Quan trọng nhất, Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng có chi phí thấp, tuyển dụng liên tục và không yêu cầu cao về bằng cấp. Mức lương thưởng cùng chế độ bảo hiểm, giờ tăng ca nhiều,… vô cùng thu hút đối với người lao động.

Đặc biệt: Đối với những bạn có trình độ chuyên môn, cụ thể là tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành thiết kế kết cấu thép, thiết kế kết cấu nhà thép, TK 2D, 3D (Tekla và Revit).. Thì chúng tôi khuyên, các bạn nên lựa chọn chương trình kỹ sư xây dựng vừa vận dụng kiến thức được học mà mức lương lại vô cùng hấp dẫn. Chi tiết mời các bạn xem bài viết tại đây:

Lưu ý: Đơn hàng xây dựng thường yêu cầu tuổi từ 18-36. Tuy nhiên đơn hàng này phù hợp hơn với lao động nhiều tuổi hơn, thường là trên 30. Còn các bạn trẻ tuổi thì tham khảo các đơn hàng công xưởng sẽ đỡ vất vả hơn mà lại có nhiều cơ hội sau này!

Trên đây là một số thông tin cần thiết cho bạn khi đang băn khoăn có nên chọn xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng hay không. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc để lại bình luận dưới bài viết này nhé!