Tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản – xkld Nhật Bản 2021

Không đi xuất khẩu lao động nữa có lấy lại được tiền hay không?

Câu hỏi của bạn

Em định đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản và đã đóng cho công ty môi giới là 60 triệu. Hợp đồng ngoại với phía Nhật Bản thì em chưa kí. Giờ em không muốn đi xuất khẩu lao động nữa có lấy lại được tiền không?. Em làm đơn rút thì phía công ty nói sẽ em sẽ bị mất hết 60 triệu . Em chưa hề nhập học. Cho em hỏi em làm như thế sẽ bị trừ tối đa bao nhiêu?

Câu trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Không đi xuất khẩu lao động nữa thì có lấy lại được tiền không?

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

1. Xác định khoản tiền đã đóng cho công ty môi giới nhằm mục đích gì?

Khi một người muốn đi xuất khẩu lao động, làm việc ở nước ngoài, cụ thể là Nhật Bản thì cần chi trả rất nhiều khoản tiền như: phí khám sức khỏe; tiền ký quỹ chống trốn; tiền dịch vụ; phí hồ sơ, dịch thuật; tiền môi giới; chi phí ăn, ở; chi phí học tiếng Nhật; visa, giấy tờ, vé máy bay; đào tạo tay nghề… Vì bạn không đề cập rõ khoản tiền 60 triệu mà bạn nộp cho công ty bên Việt Nam nhằm mục đích để làm gì nên chúng tôi tư vấn cho bạn thực tập sinh đi Nhật trong hai trường hợp như sau:

Theo quy định tại Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH: “Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được thu tiền dịch vụ và tiền môi giới của người lao động sau khi ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh (visa)”. Như vậy, công ty chỉ được thu tiền dịch vụ và tiền môi giới của bạn sau khi ký hợp đồng lao động với bạn và phía công ty bên Nhật Bản đã chấp nhận bạn vào làm việc hoặc bạn đã được cấp visa.

Khoản 1 Điều 328 BLDS quy định về đặt cọc như sau: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”. Trường hợp này việc đặt cọc khoản tiền 60 triệu nhằm mục đích để đảm bảo giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hợp đồng với công ty bên Nhật Bản.

2. Không đi xuất khẩu lao động nữa thì có lấy lại được tiền không?

Bên cạnh đó, tại Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH cũng quy định:

“Doanh nghiệp dịch vụ phải cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài.

Trong thời gian doanh nghiệp dịch vụ đã cam kết, nếu người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì doanh nghiệp dịch vụ phải trả lại hồ sơ cho người lao động và người lao động phải chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa)” . Như vậy, nếu trường hợp bạn đã trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài mà bạn không còn ý định muốn đi xuất khẩu lao động nữa, bạn có thể yêu cầu rút hồ sơ và các giấy tờ đã giao cho công ty cũng như khoản tiền bạn đã nộp cho công ty sau khi trừ đi các khoản chi phí mà công ty đã chi trả như chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa).

Theo quy định tại khoản 2 Điều 328 BLDS về vấn đề đặt cọc, trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Khi bạn đặt cọc 60 triệu đối với công ty bên Việt Nam để đảm bảo giao kết hợp đồng lao động hoặc đảm bảo thực hiện hợp đồng lao động thì khi bạn không thực hiện nghĩa vụ của mình là ký hợp đồng lao động với công ty bên Nhật Bản thì đây được coi là vi phạm nghĩa vụ và sẽ không được trả lại tiền trong trường hợp này.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: xuatkhaulaodongnb.vnn@gmail.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

Trân trọng!