Xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ không phải đặt cọc

Các công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản không được phép thu tiền đặt cọc của thực tập sinh và doanh nghiệp phải công khai các khoản phí là nội dung chủ yếu trong Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng (MOC) vừa ký giữa cơ quan hữu trách của Việt Nam và Nhật Bản

Theo quy định của Bộ LĐTBXH từ tất cả các công ty phái cử hoạt động xuất khẩu lao động đưa người đi nước ngoài làm việc không được phép thu tiền đặt cọc của thực tập sinh. Và đặc biệt doanh nghiệp phải công khai các khoản chi phí  là nội dung chủ yếu trong bản ghi nhớ hợp tác về thương mại quốc tế nói chung , thực tập sinh kỹ năng (MOC)  nói riêng được kí kết giữa Việt Nam và Nhật Bản.

 

những thực tập sinh tham gia xuất khẩu lao động không cần cọc

những thực tập sinh tham gia xuất khẩu lao động không cần cọc

Thu tiền cọc không chống được lao động bỏ trốn

MOC quy định rõ trách nhiệm của cơ quan Việt Nam và Nhật Bản trong việc thực hiện chương trình thực tập kỹ năng , như: phía Việt Nam kiểm tra và giới thiệu các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn đưa thực tập sinh sang Nhật Bản; phía Nhật Bản cũng sẽ cấp phép cho các tổ chức quản lý Nhật Bản và cấp chứng nhận kế hoạch tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam cho các cơ sở, đơn vị Nhật Bản theo các tiêu chuẩn quy định trong Bản ghi nhớ.

Trước băn khoăn, nếu không thu phí sẽ không ràng buộc được trách nhiệm của người lao động, kéo theo tỷ lệ bỏ trốn của lao động sẽ tăng lên, ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: “Chúng tôi đã đưa vấn đề này trao đổi với phía Nhật Bản, nhưng họ cho rằng, đây là quy định bắt buộc với tất cả các nước có lao động làm việc tại Nhật Bản, Việt Nam không phải là ngoại lệ”.

Ông Diệp cũng nhấn mạnh, việc thu phí của lao động chỉ là một trong những giải pháp nhằm kéo giảm tình trạng bỏ trốn của lao động, chứ không phải là giải pháp căn bản. Thực tế là thu tiền cọc khá cao, nhưng rất nhiều lao động vẫn trốn ở lại sau khi hết hợp đồng, bởi về nước không có việc.

Trước đó trong khoảng thời gian năm 2010-2012 có một số doanh nghiệp phái cử đi đầu như Cty TMS. BATIMEX có thu cọc và bắt lao động cọc sổ đỏ để nhằm hạn chế lao động bỏ trốn nhưng theo cách này vẫn không có động thái tích cực nhiều nên đó không phải là cách hay trên cơ sở bộ lao động và theo quy chế phía Nhật là không được phép thu tiền cọc của người lao động.

 

ĐỂ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG ĐƯỢC ĐẢM BẢO CẦN YÊU CẦU BẮT BUỘC ĐÀO TIẾNG TIẾNG TỐT.

Theo thống kê năm 2018 có tới trên 500 doanh nghiệp là công ty phái cử đưa người  đi https://xuatkhaulaodongnb.com  sang nước ngoài làm việc . Mà nếu các doanh nghiệp vi phạm quy định về thu phí của người lao động theo quy định của bộ là 3600 đô, lấy ví dụ công ty nào thu phí lên tới gần 200tr vnđ về luật đã sai rồi chưa nói người lao động phải lo nghĩ một khoản để trả nợ.

Khi trong đầu luôn nghĩ đến nợ phải trả, đi xuất khẩu lao động phí cao sang làm tháng từ 25-30tr thì phải làm 6-8 tháng mới trả hết nợ, như vậy họ không còn tâm trí tập trung học tiếng, khó tiếp thu và đạt trình độ theo yêu cầu của phía Nhật.

Chất lượng lao động Việt sẽ giảm giao tiếp kém sẽ không đáp ứng được công việc, ứng sử xã hội ở nước sở tại kém.

Cũng theo ông Thành, hệ lụy cao hơn khi không biết tiếng khiến người lao động chỉ được làm những công việc giản đơn và không thể tích lũy được kinh nghiệm sau khi về nước.

thực tập sinh cty chúng tôi luôn được đào tạo nghiêm và đúng quy định

thực tập sinh cty chúng tôi luôn được đào tạo nghiêm và đúng quy định

Nhìn nhận thực tế này, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng, các nghiệp đoàn Nhật Bản cũng có phần trách nhiệm khi họ cắt giảm chi phí khi tiếp nhận lao động. “Theo quy định, phía Nhật Bản sẽ hỗ trợ đào tạo tiếng cho lao động, doanh nghiệp Nhật sử dụng lao động Việt Nam phải có cơ chế hỗ trợ đào tạo lao động cho doanh nghiệp Việt Nam”, ông Diệp nói.

Do đó, với thỏa thuận vừa ký, ông Diệp cho rằng, sẽ làm giảm áp lực cho người lao động và doanh nghiệp cũng phải hoạt động có chất lượng hơn và phải siết chặt khâu tuyển lao động thực sự có nhu cầu làm việc, có kỹ năng.

“Phía Nhật Bản cũng yêu cầu Việt Nam phải cung cấp danh sách những doanh nghiệp đủ năng lực được cấp phép đưa lao động sang thị trường này. Hiện chúng tôi đang rà soát để lựa chọn những doanh nghiệp thực sự có uy tín cung cấp cho phía Nhật Bản trong tháng 7 hoặc tháng 8 tới. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng về tài chính vì chúng ta sẽ lấy lại chính những khoản phí hỗ trợ từ doanh nghiệp Nhật Bản như thường lệ mà không bị cắt xén”, ông Diệp nhấn mạnh.

Phía Nhật Bản cũng sẽ cấp phép cho một cơ quan duy nhất lựa chọn những nghiệp đoàn có đủ uy tín để tiếp nhận lao động từ các doanh nghiệp phái cử của Việt Nam.

Với những điều khoản cụ thể trên, bản thỏa thuận này được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kỳ vọng sẽ siết được chất lượng doanh nghiệp và cả người lao động, từ đó kéo giảm được tỷ lệ lao động bỏ trốn ở lại làm việc bất hợp pháp tại Nhật.

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NĂM TỚI TỪ 2021 TRỞ ĐI

Từ 2021 tất cả các nghiệp đoàn , chủ Xí Nghiệp sẽ ưu tiên kí kết với những công ty phái cử uy tín-chất lượng . Điều đó được hiểu rằng công ty phái cử đó phải có đội ngũ giáo viên chất lượng, môi trường đào tạo tốt, chất lượng đầu vào thực tập sinh cao như: ý thức, sức khỏe, trình độ, tay nghề cao.. để xuất cảnh thì yêu cầu tất cả các thực tập sinh tối thiểu đạt trình độ N5 theo yêu cầu của phía Nhật bản..

tuy nhiên đối với nhân lực ngành công nghiệp nặng như: xây dựng, cơ khí , dệt may, nông nghiệp thì không yêu cầu quá cao về mặt tiếng vì sẽ có quản lí phụ trách phiên dịch.Nhưng sẽ yêu cầu cao về tay nghề và các tiêu chí còn lại..

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.