Tình hình xkld huyện nghèo đang gặp phải những vấn đề chưa có lời giải. Cơ hội đi làm việc tại nước ngoài nhiều nhưng người lao động chưa nắm bắt được
Chỉ đạt 30% kế hoạch
Theo tin tức xuất khẩu lao động cho hay Ông Hoàng Văn Tư, người Nùng, thôn Na Đẩy, xã Mường Khương, thị trấn Mường Khương, Lào Cai cho hay, ông được Công ty Sao Việt đưa đi năm 2011 theo đề án 71. Hai năm đầu sang Malaysia, Tư làm nghề chế biến gỗ với thu nhập 7 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập này, mà chi phí sinh hoạt đắt đỏ nên Tư đã không tiết kiệm được tiền về nhà. Sau đó, Tư bỏ ra ngoài làm tự do thì 4 tháng sau bị cảnh sát Malaysia truy quét, buộc về nước. “Trước khi đi em phải vay mượn 24 triệu, sang đó chắt chiu gửi về nhà được 7 triệu và bố mẹ trả nợ đỡ. Giờ em vẫn còn nợ 10 triệu đồng. Giá như không đi thì giờ em không mắc nợ” – Tư nói.
Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Minh Đài, huyên Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ cho hay, nếu đi làm việc theo đề án 71, người lao động được hưởng nhiều quyền lợi như vay vốn với lãi suất thấp, miễn phí học nghề, học tiếng và ăn ở… nhưng quy trình thủ tục rườm rà, đặc biệt là thủ tục vay vốn ngân hàng nên trong 5 năm qua, toàn xã mới chỉ có 30 trường hợp được xuất khẩu theo chương trình này.
Ông Nguyễn Đức Lành, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Lào Cai cũng cho hay, tỉnh Lào Cai cũng như các huyện xác định giải quyết việc làm có thu nhập là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất để xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. Do đó, toàn tỉnh đã thực hiện rất nhiều biện pháp để tăng số lượng người đi theo đề án 71 này. Tuy nhiên, kết quả không như mong đợi.
“Năm 2013, tỉnh Lào Cai đặt ra kế hoạch đưa khoảng 520 lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng đi được có 11 người. Kế hoạch năm 2014 đưa 550 thì chúng tôi dự kiến 100 người đi. Trong cả giai đoạn, chúng tôi đặt mục tiêu bình quân phải đưa được 500 đến 600 người đi mỗi năm, nhưng số lao động đi được trong 5 năm qua chỉ khoảng 500 người, đạt chưa đến 20% so với kế hoạch đặt ra. Trong số đó, không ít người đã bỏ dở trở về do không chịu được áp lực công việc, kéo theo gánh nặng nợ nần. – ông Lành bày tỏ.
Theo báo cáo tổng kết năm 5 thực hiện đề án 71 của Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH, đến cuối năm 2014, đã có hơn 20.000 người đăng ký tham gia, nhưng chỉ có gần 10.000 người đi làm việc tại các thị trường như Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan….chỉ đạt 30% mục tiêu đề ra. Tính bình quân, mỗi huyện chỉ có 161 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Số người đăng ký đi xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo giảm dần trong 2 đến 3 năm gần đây.
Không chỉ có số lao động xuất khẩu giảm dần qua các năm, số công ty đưa lao động đi nước ngoài cũng ngày một teo tóp. Nếu như khi mới triển khai đề án, có hơn 30 doanh nghiệp tham gia chương trình thì tới nay chỉ còn chưa tới 10 đơn vị.
>> Có nên đi xuất khẩu lao động ?
Nguyên nhân từ đâu?
Ngoài những nguyên nhân như thủ tục rườm rà, cơ chế tiếp cận vốn vay khó, các doanh nghiệp không quan tâm phổ biến tới các huyện đặc biệt khó khăn, lương thị trường xuất khẩu không hấp dẫn tu nghiệp sinh…, theo những người tham gia thực hiện đề án 71, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới thất bại là chất lượng của nguồn nhân lực: Người lao động ở những vùng nông thôn nghèo sức khỏe yếu, tính kỉ luật không cao, trình độ văn hóa và tay nghề thấp.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước cho hay, trong 5 năm thực hiện, có một thực tế đáng buồn là tỷ lệ lao động bỏ trong thời gian đang đào tạo và thời gian chờ để xuất cảnh khá cao, trung bình 18% gây lãng phí nguồn lực và ngân sách nhà nước. Trong đó, báo cáo cho thấy, Phú Thọ có tỉ lệ bỏ dở cao nhất (59%), tiếp đến là Lâm Đồng (44%), Nghệ An (29%), Yên Bái, Ninh Thuận (25%), các tỉnh còn lại là Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ngãi là trên 20%.
Ông Nguyễn Đức Lành, Phó giám đốc Sở LĐTBXH Lào Cai cho hay, những lao động được xuất khẩu theo đề án 71 thường là người dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa, sức khỏe, tay nghề nói chung còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt thị trường có yêu cầu cao như Hàn Quốc, xuất khẩu lao động Nhật Bản. Hơn nữa, người lao động còn nặng về phong tục, tập quán ngại xa gia đình… nên có xã chưa có lao động đăng ký tham gia. Ngoài ra, lao động ở các huyện nghèo chủ yếu là lao động nông thôn, xa khu đô thị nên nhận thức và ý thức kỷ luật trong lao động, tác phong công nghiệp chưa có. Không ít lao động đã đăng ký, được giáo dục định hướng, bổ trợ tay nghề, hoàn thiện thủ tục xuất cảnh,… nhưng lại thay đổi không đi xuất khẩu lao động gây lãng phí tiền của nhà nước, doanh nghiệp và của bản thân người lao động,…
Theo ông Nguyễn Xuân Quảng, Giám đốc Công ty đào tạo nghề, xuất nhập khẩu lao động GAET, đơn vị tham gia đề án 71 từ đầu, kết quả thực hiện đề án không cao như kỳ vọng khi tỷ lệ lao động huyện nghèo bỏ trong quá trình sơ tuyển chiếm 60%, lao động bỏ trong quá trình đào tạo 30% và lao động bỏ trong khi về nhà chờ bay chiếm tỷ lệ 35%. Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA có tỷ lệ xuất cảnh bình quân cũng chỉ đạt 56%. “Điều này đã gây hưởng nghiêm trọng đến uy tín của doanh nghiệp đối với đối tác nước ngoài, lãng phí nguồn lực của nhà nước” – ông Quảng cho hay.
Để khắc phục được những thất bại sau khi đã đi được nửa chặng đường của đề án, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, ông Nguyễn Thanh Hòa cho hay, trong thời gian tới sẽ xem xét tăng thời gian đào tạo lao động ở những huyện nghèo trước khi đi xuất khẩu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu công việc. Hơn nữa, để kéo doanh nghiệp lại với chương trình, Bộ sẽ xem xét lại quy trình thanh toán cho doanh nghiệp tham gia đưa lao động ở huyện nghèo đi xuất khẩu theo hướng đơn giản hơn. Ví dụ, doanh nghiệp có thể đưa lao động huyện nghèo đi dù là bất cứ hợp đồng nào, đi cùng với lao động ở những vùng khác cũng sẽ được thanh toán chi phí, không cần phải đi theo nhóm hợp đồng riêng biệt như trước…
xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam
Cho hỏi em thuộc diện hộ nghèo trong chính sách thì được hỗ trợ đi xuất khẩu lao động như thế nào ?