Xuất khẩu lao động 2018 – chú trọng thị trường thu nhập cao

xuất khẩu việc làm lao động 2015, định hướng xkld nhật bản 2015 các ngành cơ khí, xây dựng, dệt may, chế biến thực phẩm, kỹ sư kỹ thuật viên các ngành

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), mục tiêu của công tác xuất khẩu lao động 2015 là duy trì các thị trường truyền thống và mở rộng những thị trường có thu nhập cao…

Năm 2017, tuy nhiều khó khăn, thách thức nhưng lần đầu tiên Việt Nam đưa được 156.840 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 110% kế hoạch. Tại các thị trường trọng điểm truyền thống, số lượng lao động Việt Nam được đưa sang làm việc tăng đáng kể so với năm 2016: Tại Đài Loan là 62 nghìn lao động, Nhật Bản gần 20 nghìn, Hàn Quốc gần 7 nghìn; Ma-lai-xi-a gần 5 nghìn, Ả-rập Xê-út gần 4 nghìn…

Năm 2018 vùng lãnh thổ Đài Loan tiếp tục là thị trường trọng điểm của xuất khẩu lao động. Do chính sách phát triển kinh tế và thúc đẩy việc làm của Đài Loan từ cuối năm 2011 đến nay dẫn đến tổng lượng tiếp nhận lao động nước ngoài gia tăng hằng năm; trong khi các nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin… lại có xu hướng giảm dần việc đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan. Các doanh nghiệp Việt Nam tích cực tuyển chọn, đào tạo đáp ứng nguồn cung cho thị trường lao động Đài Loan, thị trường không chỉ gần gũi, thân thiện với người Việt mà còn khá dễ tính, tiếp nhận nhiều lao động phổ thông, có mức lương hợp lí (650-700 USD/tháng/người), có hành lang pháp lí bảo vệ người lao động tương đối đầy đủ từ hai phía… Nhu cầu cung và cầu lao động đi thị trường Đài Loan liên tục tăng, khuyến khích doanh nghiệp hợp tác xây dựng phát triển thị trường này, hứa hẹn tín hiệu tích cực cho người lao động.

1-di-xuat-khau-lao-dong-xuat-khau

Năm 2017, số lượng thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản đạt gần 60 nghìn người. Nhu cầu tuyển dụng lớn nhất của Nhật Bản đối với lao động Việt Nam là thực tập sinh kĩ năng vừa học, vừa làm trong thời gian tối đa 3 năm. Trước đây, thực tập sinh Việt Nam được Nhật Bản tiếp nhận chủ yếu trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt may, 3 năm gần đây, Nhật Bản tiếp nhận hầu hết các ngành nghề xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dệt may. Ngoài ra, để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo tổ chức vào năm 2020, từ 2015 Nhật Bản dự kiến tiếp nhận số lượng lớn thực tập sinh xây dựng và xem xét việc tiếp nhận lại các thực tập sinh xây dựng đã hoàn thành hợp đồng về nước. Dự kiến các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao của thị trường Nhật Bản là xây dựng, cơ khí chế tạo, nông nghiệp, chế biến thực phẩm. Nhật Bản còn có nhu cầu tiếp nhận lao động có trình độ cao như kĩ sư thiết kế, kĩ sư cơ khí, điều dưỡng, hộ lí. Đây là những cơ hội để lao động Việt Nam có thể sang làm việc và học tập tại Nhật Bản, với mức thu nhập khá cao.

Lao động Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc có xu hướng giảm do tỉ lệ người lao động hết hạn hợp đồng không về nước (gần 40%) và ở lại Hàn Quốc bất hợp pháp cao (14 nghìn). Năm 2017, số lao động Việt Nam sang Hàn Quốc chỉ hơn 7 nghìn người. Để có thể kí lại Bản ghi nhớ đặc biệt về việc gửi và tiếp nhận lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm Hàn Quốc (EPS), Bộ LĐ-TB&XH đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các địa phương thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp giảm tỉ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc; phối hợp chặt chẽ với Hàn Quốc để quản lí tốt người lao động.

Thị trường Ả-rập Xê-út khá hấp dẫn, thu nhập bình quân từ 400 – 600 USD/người/tháng, được miễn phí chỗ ở, 3 bữa ăn/ngày, được mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động… Công việc chủ yếu là các ngành nghề xây dựng, vận tải, dịch vụ khách sạn, giúp việc gia đình. Hiện nay có 16.000 lao động Việt Nam do 50 doanh nghiệp đưa sang Ả-rập Xê-út. Bộ LĐ-TB&XH đã thành lập Ban Quản lí lao động trực thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Ả-rập Xê-út để quản lí và bảo vệ quyền lợi của người lao động; chỉ đạo các doanh nghiệp cử cán bộ đại diện sang Ả-rập Xê-út để quản lí, giải quyết các vấn đề phát sinh. Bộ cũng kí với Ả-rập Xê-út thoả thuận về tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm giúp việc gia đình, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của người lao động.

Hướng đến mở rộng các thị trường có thu nhập cao năm 2018, Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục nghiên cứu, mở rộng các thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt cho người lao động, ưu tiên lao động qua đào tạo, có trình độ; chú trọng công tác đào tạo nguồn lao động trình độ cao. Cùng với hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015, số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dự báo gia tăng. Trước mắt, có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm: Kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kĩ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. Ngoài ra, nhân lực chất lượng cao (chuyên gia, thợ lành nghề), trong đó nhân lực được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, được ưu tiên.

Xem các tin tức khác tại tin tức xuất khẩu lao động Nhật Bản

Theo báo nguoicaotuoi

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.