Top 7 chú ý trong luật lao động Nhật – lao động Việt cần biết

Một trong những thông tin cơ bản nhất mà người lao động cần nắm rõ đó chính là quy định và luật lao động Nhật Bản. Theo đó,  chúng tôi sẽ tổng hợp và chia sẻ

Hiện nay, nhu cầu muốn tham gia đào tạo và các chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản ngày càng trở nên phổ biến hơn, chính vì thế việc tìm hiểu nắm bắt các thông tin có liên quan là vô cùng cần thiết đối với mỗi người lao động. Một trong những thông tin cơ bản nhất mà người lao động cần nắm rõ đó chính là quy định và luật lao động Nhật Bản. Theo đó,  chúng tôi sẽ tổng hợp và chia sẻ đến bạn top 7 chú ý quan trọng nhất được quy định trong luật lao động Nhật – lao động Việt cần nắm rõ.

7 thông tin cần biết về luật lao động Nhật Bản

1. Hợp đồng làm việc quy định rõ ràng về các thông tin : mức lương, thời gian…
Theo điều luật thứ 15 của bộ luật tiêu chuẩn về luật lao động có quy định rõ ràng về yêu cầu chung của hợp đồng làm việc phải đảm bảo quy định rõ ràng các thông tin cơ bản nhất ví dụ như mức lương cơ bản, thời gian làm việc, các điều kiện làm việc cũng như một số những thông tin cơ bản khác. Theo đó các nhà tuyển dụng cần thể hiện rõ ràng dưới dạng văn bản hoặc có trong thông tin hợp đồng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động – bản thân người lao động cần nắm rõ.

2. Nghiêm cấm tuyệt đối vấn đề phân biệt chủng tộc

Theo quy định điều 3 của bộ luật tiêu chuẩn đề cập đến thông tin và vấn đề chung của vấn đề phân biệt chủng tộc sắc tộc vì mục tiêu chung là bình đẳng giới, theo đó cần đảm bảo một số những thông tin yêu cầu của bộ luật. Cụ thể, các nhà tuyển dụng sử dụng lao động không được phân biệt chủng tộc dân tộc, sắc tộc, tôn giáo và bình đẳng về quyền lợi nghĩa vụ trong công việc, các chế độ lương thưởng phúc lợi như nhau.

3. Nghiêm cấm ép buộc và bóc lột sức lao động.

Một thông tin khá quan trọng được thể hiện trong thông tin chung luật lao động tiêu chuẩn đó chính là nghiêm cấm tuyệt đối việc ép buộc lao động trong các công việc không quy định trên hợp đồng làm việc.

4. Quy định về thời gian công việc và làm thêm.

Luật lao động tiêu chuẩn của Nhật Bản được đánh giá là bộ luật có những quy định hiệu quả và cụ thể nhất vì quyền lợi của người lao động, trong đó có điều khoản quy định rõ ràng về vấn đề thời gian công việc và làm thêm. Cụ thể, thời gian tối đa làm việc trong một ngày không quá 8h và không quá 40h trong một tuần.
Thời gian làm việc ngoài giờ làm chính được gọi là làm thêm giờ, mức lương làm thêm giờ được trả thêm 25% lương và một số quy định cụ thể khác được chỉ ra.

5. Quy định về sa thải lao động.

Trên nguyên tắc và quy định chung đã chỉ ra, trong trường hợp nhà tuyển dụng muốn sa thải công nhân phải thông báo và có quyết định ít nhất 30 ngày tính đến thời điểm sa thải, trong trường hợp thời gian quyết định dưới 30 ngày thì doanh nghiệp có trách nhiệm phải chi trả mức lương trong những ngày còn lại.

6. Quy định về thanh toán và trả lương.

Lương được thanh toán trực tiếp và đầy đủ theo quy định, ít nhất 1 lần một tháng theo thông tin quy định ngày trả lương của doanh nghiệp. Các khoản về thuế thu nhập, bảo hiểm y tế xã hội…được khấu trừ trực tiếp vào lương ( Điều 24 bộ luật lao động tiêu chuẩn quy định).

7. An toàn lao động

Nhật bản được đánh giá là một trong những quốc gia có môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi nhất, đó cũng là thông tin chung lý giải cho quy định về an toàn lao động và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho lao động.

Luôn tìm hiểu và cập nhật quy định trong luật


Trên thực tế, bộ luật lao động của Nhật được soạn thảo và quy định với mục tiêu chính là vì quyền lợi dành cho người lao động – vì thế theo thời gian sẽ có những quy định tiêu chuẩn được cập nhật, thay thế bổ sung để phù hợp hơn với thực tế. Chính vì thế, bản thân người lao động nên có sự chủ động trong việc tìm hiểu và cập nhật những thông tin được đề cập đến trong bộ luật này để có được những hiểu biết cần thiết trong quá trình lao động tại Nhật Bản.

 

 

 

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.