Cẩm nang Cách đọc địa chỉ và tìm đường tại Nhật Bản

Tìm đường tại Nhật Bản dễ hay khó? Việc này sẽ dễ hơn rất nhiều nếu các bạn biết cách đọc địa chỉ theo đúng cấu trúc đã quy định của quốc gia này nhé…

Với sự xuất hiện của nhiều app tìm kiếm bản đồ hiện nay, các bạn có thể nghĩ việc tìm đường tại Nhật Bản không còn quá quan trọng. Tuy nhiên, cũng giống như việc đọc sách phải hiểu chữ chứ không phải cứ suốt ngày nhờ người khác đọc cho nghe, nếu không nắm được quy luật đọc địa chỉ cơ bản không sớm thì muộn cũng có lúc các bạn phải chật vật vì lạc đường.

Bài viết tham khảo:

Giới thiệu chung về Cấu tạo Địa chỉ ở Nhật

Tìm đường tại Nhật Bản sẽ dễ hơn rất nhiều nếu các bạn nắm được cách viết địa chỉ kiểu Nhật

Tìm đường tại Nhật Bản sẽ dễ hơn rất nhiều nếu các bạn nắm được cách viết địa chỉ kiểu Nhật

Điều đầu tiên các bạn cần biết đó là cấu trúc cấu thành nên cách viết địa chỉ ở Nhật. Ở Nhật, các địa chỉ bắt đầu bằng mã bưu chính (postal code), theo sau là định danh hành chính lớn nhất, thu dần và kết thúc với định dành hành chính nhỏ và cụ thể nhất, như số nhà hay số phòng.

Cách viết này nói theo cách dễ hiểu là ngược lại hoàn toàn với cách viết địa chỉ ở Việt Nam.

Tuy nhiên khi viết cùng một địa chỉ ra phiên âm Romaji, các bạn lại viết như bình thường, từ định danh hành chính thấp nhất tới định danh hành chính cao nhất cùng mã bưu chính.

Ví dụ: Khi viết Kanji thứ tự viết là: 〒170-0013 東京都豊島区東池袋 9 星和池袋ビル

Nhưng khi viết ra Romaji bạn lại cần viết theo thứ tự: 9 Seiwa, Higashi-Ikebukuro, Toshima-ku, Tokyo-to 170-0013

Đưa vào phân tích cụ thể để tìm đường tại Nhật Bản ta có:

1. Mã bưu chính

Ví dụ: 〒170-0013

Đây chính là mã bưu chính. 〒 là kí tự dùng để chỉ bưu điện / bưu chính của Nhật (giống với kí tự テ te trong bảng chữ cái katakana). Tại Nhật mã bưu chính bao gồm 7 số.

2. Tỉnh

Nhật Bản có tất cả 47 tỉnh (tiếng Nhật là 県, ken), là phần tiếp sau mã bưu chính. Thông thường tên tỉnh trong địa chỉ sẽ bao gồm tên riêng + 県, ken. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ mà các bạn cần lưu ý:

  • Tokyo không phải là 1 tỉnh mà là “thủ đô”, vì vậy sẽ kết hợp với đuôi (都, to)
  • Osaka và Kyoto là “tỉnh thành phố” nên sẽ kết hợp với đuôi (府, fu)
  • Còn Hokkaido cũng là một tỉnh nhưng có đuôi riêng của mình là (道, dō)

3. Thành phố, quận, huyện

Sau tên riêng của một thành phố là đuôi (市, shi). Ví dụ như: Thành phố Yokohama là (横浜市, Yokohama-shi)

Sau tên riêng của các quận là đuôi (区, ku). Ví dụ như quận Shinjuku là (新宿区, Shinjuku-ku)

Nhỏ hơn quận là các huyện, sau tên riêng của mỗi huyện là đuôi (郡, gun). Ví dụ như huyện Gunma là (群馬郡, Gunma-gun).

4. Làng / Thị trấn

Theo sau tên riêng của một ngôi làng tại Nhật ta sẽ thêm đuôi (村, mura/son).

Nếu là thị trấn thì phải thêm đuôi (町, machi/chō). Ví dụ như thị trấn Sakuragi (Yokohama) thì sẽ được viết là Sakuragi-chō (桜木町).

5. Huyện thành phố

Tìm đường tại Nhật Bản nên nhìn từ định danh hành chính lớn nhất đến định danh hành chính nhỏ nhất

Tìm đường tại Nhật Bản nên nhìn từ định danh hành chính lớn nhất đến định danh hành chính nhỏ nhất

Các thành phố ở Nhật Bản ngoài được phân ra thành quận, huyện (hạt) thì còn được phân ra thành các huyện thành phố (丁目, chōme). Các huyện thành phố này được phân loại dựa trên khoảng cách giữa khu vực này đến trung tâm của thành phố.

Trong cấu tạo của địa chỉ tại Nhật Bản, “chome” thường theo sau một con số. Ví dụ như 3 丁目 có nghĩa là huyện thành phố thứ 3.

6. Khu phố

Muốn tìm đường tại Nhật Bản cần nắm đước Xếp sau huyện thành phố là khu phố (番地, banchi). Cũng giống như “chome”, “banchi” cũng thường được kết hợp sau một con số. Con số kết hợp với “banchi” được quyết định dựa trên thứ tự đăng ký hành chính của khu phố đó.

7. Số nhà

Cũng giống như ở Việt Nam, nhà và tòa nhà cũng được đánh số, trong tiếng Nhật chính là: “号, gō”. Số nhà được quyết định dựa vào thời điểm căn nhà đó được xây.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc các căn nhà cạnh nhau không nhất thiết phải sở hữu số nhà nối tiếp nhau. Nhiều trường hợp, số nhà trong cùng một con phố còn có thể được đánh số lần lượt theo chiều kim đồng hồ.

Bộ ba “huyện thành phố – khu phố – số nhà” thông thường khi viết người Nhật chỉ sử dụng những con số, ví dụ như “4-5-6” thay vì phải viết đầy đủ ra thành “4丁目5番地6号”, tức là “huyện thành phố số 4 – khu phố 5 – số nhà 6”.

8. Tên và số của một tòa nhà

Đối với một tòa nhà có tên riêng, thì tên riêng này đôi khi được viết nối tiếp theo số nhà.

Đối với các căn hộ dạng như căn hộ chung cư, số nhà (hay số của tòa nhà) sẽ được viết trước rồi mới đến số của căn hộ.

Tất nhiên luôn tồn tại một số trường hợp ngoại lệ mà các bạn cần hết sức lưu ý. Ở các khu vực như tại Kyoto và Sapporo, cách đọc địa chỉ lại khác với hệ thống quy chuẩn đã được giới thiệu ở trên.

Bạn sẽ không thấy có tên phố được ghi trong các địa chỉ (ngoại lệ chỉ xảy ra nếu địa điểm này nằm ở Kyoto và Sapporo). Nếu cách bạn có ý định sinh sống hoặc di chuyển đến 2 khu vực này thì cần lưu ý để cập nhật nhé!

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.