Tàu điện ở Nhật Bản là phương tiện di chuyển được sử dụng một cách hết sức phổ biến, nhưng lại khá khó để một người mới đến biết cách sử dụng…
Tàu điện ở Nhật Bản là một trong những phương tiện di chuyển chính của người dân đất nước mặt trời mọc. Vì vậy khi học tập và làm việc tại đây, các bạn cũng phải học cách sử dụng loại phương tiện này.
Bài viết tham khảo:
- Bí quyết để phỏng vấn thành công đơn hàng đi xuất khẩu lao động Nhật
- Chi phí Xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện nay hết tất cả bao nhiêu?
1. Giới thiệu chung về Tàu điện ở Nhật
Tàu điện được đa số người dân Nhật Bản lựa chọn sử dụng là vì sức chứa khủng lồ, mức độ chuẩn xác, đúng đến từng giây cùng tốc độ nhanh kinh hồn của nó. Mạng lưới đường ray phục vụ như một mạng nhện khổng lồ, kết nối một cách chặt chẽ giữa các trung tâm, thành phố lớn và vùng nông thôn của Nhật Bản.
Mạng lưới này thuộc quyền sở hữu và điều hành của 7 công ty, tổ chức đường sắt lớn của Nhật Bản (vốn trực thuộc Chính phủ Nhật trong khoảng thời gian trước năm 1987), có phạm vi phủ rộng trên toàn quốc. Tồn tại song song là những dịch vụ đường sắt được vận hành bởi các công ty tư nhân, chính quyền các tỉnh hoặc các công ty hoạt động dựa trên cả hai nguồn vốn này.
Các thành phố lớn có hệ thống tàu điện tân tiến nhất có thể kể đến là: Fukuoka, Kobe, Kyoto, Nagoya, Osaka, Sapporo, Sendai, Tokyo và Yokohama.
2. Phân loại các loại tàu điện ở Nhật
Nếu xét về thiết kế, ở Nhật Bản hiện nay đang có tàu điện ngầm, tàu điện một ray (mono-rail) và tàu điện nổi trên mặt đường
Phân loại theo tốc độ từ cao đến thấp dần thì có:
- Tàu cao tốc: Shinkansen: Được vận hành bởi JR – công ty tàu lớn nhất Nhật Bản. Các trạm có ga riêng cho tàu Shinkansen. Chạy nối giữa các thành phố và khu dân cư lớn. Có 2 loại Shinkansen là Kodama (dừng ở tất cả các trạm chính – chặng ngắn) và Hikari (dừng ở các thành phố lớn – chặng dài). Ngoài ra còn có các tàu siêu tốc Nozomi / Mizuho nhưng không phải do JR quản lý.
- Tàu đặc cấp: Tokkyu: Chỉ dừng ở những bến chính, đi các tuyến dài, đa phần do JR điều hành
- Tàu cấp hành: Kyuko: Dừng ở một số bến chính, nhanh hơn tàu khoái tốc (kaishoku)
- Tàu khoái tốc: Kaishoku: Chạy tới các bến chính trong thành phố, nối giữa các thành phố và các vùng ngoại ô. Giá vé không quá chênh với tàu thường.
- Tàu thường: Futsu-densa hoặc Kakueki-teisha: Chỉ có tàu thường là dừng ở tất cả các ga. Còn các tàu còn lại thì chỉ dừng ở một ga cố định, các bạn cần hết sức lưu ý.
Tóm tắt ngắn gọn, tàu điện ở Nhật bao gồm 2 phân tầng chính, đó là tàu thường và các loại tàu cao tốc. Các chuyến tàu chạy qua những bến đỗ đã được thiết kế từ trước, mỗi ga trong thành phố cách nhau khoảng 1 km còn các ga ở vùng ngoại ô thường cách nhau khoảng 2, 3 km.
Tàu nhanh và tàu cao tốc thường được thiết kế để chỉ dừng lại ở các ga lớn nhằm tiết kiệm thời gian cho những người đi xa.
Đặc biệt, Nhật Bản có tàu cao tốc nổi tiếng thế giới với tên gọi Shinkansen. Đây là chuyến tàu chạy nhanh nhất trong các tàu thương mại của đất nước mặt trời mọc. Sự ra đời của Shinkansen đã đánh một dấu mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển tàu điện tại Nhật Bản.
Tốc độ của tàu Shinkansen có thể đạt tới 300 km/h và cũng do đạt được tốc độ tối ưu đến như vậy nên giá vé của tàu Shinkansen đắt không kém gì vé máy bay. Ấy vậy mà con tàu này vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người dân Nhật.
3. Cách đi tàu điện ở Nhật
Tùy từng địa phương sẽ có bản đồ hệ thống đường ray và cách thức mua vé khác nhau.
Các bạn cần phải hết sức cẩn thận trong khâu tra cứu đường đi, thông thường được thể hiện trên bản đồ đường tàu được minh họa trên bảng treo phía trên máy bán vé tự động.
Do bản đồ này thường khá phức tạp và là một thử thách rất lớn đối với những ai sử dụng dịch vụ này lần đầu tiên, các bạn có thể nhờ nhân viên tại nhà ga hướng dẫn cho bạn cách đi tới ga bạn cần đến.
- Đi về phía Tokyo gọi là nobori
- Đi ra xa khỏi phía trung tâm Tokyo thì gọi là kudari
Tên ga và giá tiền cũng được niêm yết hết sức rõ ràng. Trong đó:
- Giá vé tàu thường thường tương ứng với khoảng cách
- Đối với các tàu tokkyu, kyuko thì thường có thêm lệ phí. Tàu giường ngủ cũng có thêm lệ phí với một số ghế chỉ định
- Lệ phí đối với trẻ em dưới 12 tuổi bằng một nửa lệ phí người lớn nhưng nếu đi cùng người lớn sẽ được miễn lệ phí cho 2 trẻ dưới 6 tuổi. Từ trẻ thứ 3 trở đi sẽ phải trả một nửa giá vé người lớn.
Có 2 cách để các bạn mua vé:
- Mua tại máy bán vé tự động
- Mua tại quầy bán vé của ga (hầu hết được lựa chọn khi các bạn chưa biết dùng máy bán tự động)
Ngoài ra các bạn cũng có thể sử dụng thẻ thanh toán IC card mà không cần mua vé. Khi qua cổng soát vé chỉ cần quẹt thẻ là xong.
Thẻ này có 2 loại: credit (thanh toán sau) và pre-paid (thanh toán trước – thường được khuyến khích)
Hầu hết tại các ga tàu của Nhật Bản đều có máy soát vé tự động. Khi bạn đi qua các máy này, hãy bỏ vé vào một đầu và vé sẽ tiếp tục chui ra ở đầu còn lại. Lúc đó bạn chỉ việc cấm chiếc vé đã chui ra và đi lên tàu thôi.
Khi bạn xuống tàu và đi ra khỏi ga, hãy thực hiện thao tác này một lần nữa. Tuy nhiên lúc này vé sẽ không chui ra nữa, do vé sẽ được giữ lại để hủy.
Nếu không nhìn thấy cửa soát vé tự động, hãy đứng chờ nhân viên nhà ga đến đóng dấu bạn nhé.
4. Một số lưu ý khi đi tàu điện ở Nhật
- Không hút thuốc trên tàu: Bạn có thể bị phạt tiền do hút thuốc ở nơi công cộng đó. Ở Nhật có quy định không gian được phép hút thuốc và không được phép hút thuốc rất rõ ràng. Nếu bạn không nhìn thấy biểu tượng cho phép bạn hút thuốc thì tuyệt đối không được hút.
- Không nói chuyện điện thoại trên tàu: Có bảng hiệu và thông báo được phát thường xuyên hẳn hoi nha các bạn.
- Cài đặt điện thoại chế độ im lặng
- Cố gắng giữ gìn vệ sinh thân thể: Người Nhật rất nhạy cảm với mùi cơ thể của những người xung quanh nha
- Nhường chỗ cho người già, người khuyết tật, người bị thương, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Cái này là phép lịch sự tối thiểu, các bạn cố gắng thực hiện nhé.
xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam