Điều gì khiến nữ sinh đỗ đại học top đầu nhưng vẫn xin đi xuất khẩu lao động

Với Nhung đây là quyết định thực sự khó khăn, từ chối cánh cổng đại học để xin đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Nhưng vì gia đình em sẽ cố gắng

Đối với đại đa số các bậc phụ huynh, đại học luôn là con đường duy nhất để dẫn đến thành công, bố mẹ Nhung cũng không ngoài số đó. Lớn lên trong một gia đình gia giáo có truyền thống hiếu học, Nhung luôn là tấm gương con ngoan – trò giỏi trong vùng thôn nghèo ấy. Thế nhưng, có những thứ luôn luôn được sắp đặt bởi số phận…Vì sao Nhung lại từ chối khi đỗ đại học xin đi xuất khẩu lao động?

Xem thêm:

Điều gì khiến nữ sinh đỗ đại học top đầu nhưng vẫn xin đi xuất khẩu lao động

Điều gì khiến nữ sinh đỗ đại học top đầu nhưng vẫn xin đi xuất khẩu lao động

Kết thúc kì thi THPT Quốc gia, Nhung đạt số điểm “cao ngất” đúng như kì vọng của bố mẹ: 28 điểm và đỗ vào Đại học Bách khoa Hà Nội. Cuối cùng sau bao nhiêu năm tháng cố gắng phấn đấu, Nhung đã đạt được ước mơ của mình. Nhìn ánh mắt tự hào của bố mẹ, Nhung càng cảm thấy cần quyết tâm cố gắng nhiều hơn. Quyết tâm học giỏi để nuôi bố mẹ, để nuôi các em ăn học, để cho gia đình thoát khỏi cảnh dầm mưa dãi nắng quanh năm. Nhưng, sao trong ánh mắt tự hào kia của bố mẹ lại hằn lên nỗi khắc khổ, u sầu…

Cầm tờ giấy báo trúng tuyển của một trường đại học danh giá, nằm trong top đầu cả nước mà lòng Nhung chẳng còn vui nữa. “Mỗi năm sẽ mất vài chục triệu tiền học phí, ăn ở, bố mẹ lo cho mình sao đây?” – Câu hỏi ấy cứ hiện đi hiện lại trong đầu Nhung. Bố mẹ Nhung đều là giáo viên tiểu học, lương ba cọc ba đồng, đến ăn uống còn phải chắt chiu từng bữa. Nhà thì chẳng có vườn ruộng rộng như người ta, lại còn 2 đứa em. Vất vả bao nhiêu năm qua, bố mẹ mới lo được cho 3 chị em học hành tử tế. Nhưng học đại học thì lại khác: tiền học phí cao, tiền ở trọ, tiền ăn uống, sinh hoạt tại nơi thủ đô sầm uất hoàn toàn không giống ở quê.

“Vậy mình sẽ đi làm thêm đỡ đần bố mẹ”. Ý nghĩ ấy của Nhung vừa lóe lên đã vụt tắt. Nhung có thể làm gia sư, nhưng một tuần vài buổi, chẳng thấm vào đâu. Nếu làm phục vụ tại nhà hàng, quán cà phê hay nhân viên siêu thị, mức lương có thể cao hơn, mà… dịch Covid hoành hành cả năm nay, chỗ nào mở mà thuê chứ. Vậy phải làm sao để có tiền đi học, trang trải cuốc sống? Lòng Nhung cứ vậy mà rối như tơ vò.

Học đại học hay đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Học đại học hay đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Bao nhiêu năm qua, cả gia đình Nhung vẫn sống trong căn nhà nhỏ. Mùa lũ đến, nhà ngập, phải xin hỗ trợ từ địa phương. Bố ngày nào cũng chở mẹ đi dạy trên chiếc xe máy cũ kĩ, dăm bữa nửa tháng lại chết máy, hỏng cái nọ cái kia. Hai đứa em thì cứ lóc cóc đèo nhau trên cái xe đạp cà tàng để lại từ thời ông nội, phơi đầu ra gió mưa. Cứ nghĩ đến những hình ảnh đó, nước mắt Nhung lại chực trào ra. “Sao nhà mình khổ quá”. Bao nhiêu hi vọng của bố mẹ, của các em, của cả gia đình đang dồn lên vai Nhung.

  • Thưa bố mẹ, con quyết định không đi học đại học nữa ạ. Con xin phép bố mẹ cho con đi xuất khẩu lao động Nhật ạ. – Xong bữa cơm, Nhung khẽ khàng mở lời với bố mẹ.
  • Con nói cái gì? – Bố Nhung trừng mắt hỏi Nhung
  • Dạ, con muốn đi xuất khẩu lao động ạ.
  • Con có biết nghĩ không hả? Nếu không nghĩ cho bố mẹ được thì cũng phải nghĩ cho mình, cho các em con. Bố mẹ nuôi con bao nhiêu năm ăn học để bây giờ con nói thế này, con báo hiếu thế này hả? Con đừng làm bố mẹ phải tức quá mà lăn ra đây.
  • Bố, mẹ, con đã quyết rồi ạ. Con không muốn bố mẹ phải khổ nữa đâu. Con không muốn bố mẹ phải chạy vạy đi vay từng đồng để nuôi con ăn học nữa. Rồi còn 2 em con, chúng còn nhỏ, không thể để chúng vất vả vì người chị là con được. Bố mẹ chỉ cần vay cho con 1 lần thôi, 4-5 tháng là con sẽ trả nợ đủ.
  • Con với chả cái…

Bố Nhung vội ngoảnh mặt đi, giọt nước mắt của một người đàn ông, một người bố đã lăn dài trên má. Mẹ Nhung bỏ vào phòng, không muốn Nhung nhìn thấy gương mặt khắc khổ bất lực của mình lúc này.

Hình ảnh ở một lớp đào tạo tiếng Nhật của công ty

Hình ảnh lớp đào tạo tiếng Nhật

Ý chí, khát khao kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ và nuôi các em ăn học luôn nung nấu trong Nhung. Và bây giờ là lúc thực hiện nó. Đại học là con đường ngắn nhất, nhưng không phải duy nhất để dẫn tới thành công. Đại học luôn là ước mơ, là hoài bão của Nhung. Nhưng, trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhung đối với gia đình còn lớn hơn gấp trăm ngàn lần. Nhung không thể chỉ biết nghĩ cho mình nữa. Nếu bây giờ vì bản thân thì những bữa cơm với rau, những ngày nhà dột nước vì mưa bão, những lúc hai đứa em phải dắt xe cả cây số vì thủng xăm, đứt xích cứ thế sẽ kéo dài không biết đến bao giờ…

Bắt đầu từ con đường xuất khẩu lao động không có gì là sai trái và đáng trách cả, nếu chúng ta có niềm tin, biết cố gắng và đi đúng hướng, đúng không?

 

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.