Những cú sốc khi đi làm thêm của nữ du học sinh tại Nhật

“Sốc” là từ L. A dùng để diễn tả cảm nhận của mình những ngày đầu tiên làm thêm ở Nhật, bởi sự khác biệt lớn so với những trải nghiệm tại Việt Nam

“Sốc” là từ L.A  dùng để diễn tả cảm nhận của mình những ngày đầu tiên làm thêm ở Nhật, bởi sự khác biệt lớn so với những trải nghiệm tại Việt Nam. Cùng xuatkhaulaodongnb.com tìm hiểu câu chuyện này.

Nguyễn L.A (sinh năm 2000), Quê ở diễn châu Nghệ An, gia đình khó khăn những L.A  đã quyết thực hiện ước mơ đi du học cua mình. Hiện cô theo học trường Ichikawa (Tokyo, Nhật Bản). Đặt chân đến xứ sở Phù Tang năm 2019 theo diện du học sinh Nhật Bản, ngoài việc học, cô còn đi làm thêm để trang trải cuộc sống của mình. Lan Anh từng làm ở nhiều nơi  với những công việc khác nhau. Cô dùng từ “sốc” để nói về cảm nhận của mình trong những ngày đầu tiên đi làm thêm ở Nhật.

L. A DU HỌC SINH NHẬT BẢN

L. A DU HỌC SINH NHẬT BẢN

Khác xa so với những gì trong tưởng tượng khi còn ở Việt Nam về đất nước Nhật Bản của cô. “Những quy định được thiết lập ở mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau do tính chất ngành nghề kinh doanh. Những chỗ tôi làm đều có những nguyên tắc xuyên suốt như tính kỷ luật, sự trung thực, tôn trọng dành cho người làm và khách hàng… Tất cả cho thấy sự chuyên nghiệp và văn minh của người Nhật”, L.A  chia sẻ.

Những cú sốc khi đi làm thêm của nữ du học sinh tại Nhật:

Làm Uber 

Việc đầu tiên của L. A  là làm Uber. Uber ở nhật khác với Việt Nam, đó là dùng phương tiện xe đạp, đi giao bánh, đồ ăn vặt cho khách đặt chỉ cách từ chỗ làm tới chỗ khách chỉ 1-2 km, đây là công việc do những bạn du học sinh trước đang làm giới thiệu. Tưởng chừng như có thể làm được nhưng thật khó khăn cho một cô gái mới bước ra ngoài xã hội, mới dời ghế phổ thông chưa được bao đã phải sang một đất nước xa lạ thì thật không phù hợp, L.A đã gặp phải một số vấn đề như tiếng Nhật chưa tạo, tìm địa chỉ chưa quen, hơn nữa nếu giao nhầm là phải đền bill, đối với công việc này chủ quán sẽ giao cho những người giao hàng cầm tiền của khách về cho chủ quán nên đòi hỏi phải được tin tưởng. Vậy nên L.A đã phải dừng lại công việc đầu tiên của mình.

DU HỌC SINH TẠI NHẬT LÀM SẢN XUẤT BÁNH MÌ

du học sinh tại Nhật làm bánh mì

du học sinh tại Nhật làm bánh mì

L.a tiếp tục trinh phục công việc thứ 2 là làm sản xuất bánh mì, phải làm việc trong một dây truyền luôn chân tay, nóng do hơi cảu lò bánh bốc ra, mỗi ngày làm 6 tiếng.

Quá trình sản xuất, một số bánh khi ra lò nhỏ hơn quy định. Với những chiếc bánh như thế, quản lí yêu cầu phải bơm thêm chocolate hoặc phủ thêm một lớp bên ngoài để đủ trọng lượng. “Phải có sự thống nhất giữa trọng lượng sản phẩm thật và số được ghi trên bao bì sản phẩm” là giải thích của chủ xưởng cho việc thêm chocolate.

Một lần, Lan Anh được điều sang xưởng phân loại dâu tây – một nguyên liệu làm bánh. Quy trình “tuyển chọn” diễn ra gắt gao. Chỉ cần phần lá trên núm bị sâu hay có hiện tượng đốm là quả đó bị loại bỏ.

 DU HỌC SINH TẠI NHẬT LÀM CƠM HỘP

ở công ty làm cơm hộp hầu như tất cả mọi người đều phải mặc quần áo kín mít, hầu như chỉ được hở mỗi hai con mắt để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trước khi xuống làm việc, mỗi nhân viên được kiểm tra sức khoẻ, đo nhiệt độ cơ thể, cắt móng tay, rửa qua một thứ nước màu nâu xám. Sau đó lại rửa một lần nữa bằng nước cồn.

L.A  cho biết, tại nơi làm việc, nhân viên nếu có hiện tượng chóng mặt buồn nôn hoặc thấy đồng nghiệp có hiện tượng đó thì phải báo ngay cho quản lí. Vì chỉ cần có người nôn ra một chỗ trong xưởng thì tất cả đồ ăn của ngày hôm đó đổ đi. Lí do cho sự đổ đi là vì vi khuẩn lây lan rất nhanh.

Một quy định bắt buộc khác ở công ty cơm hộp là sau khi nghỉ giữa ca, nhân viên phải làm vệ sinh tay và vệ sinh quần áo mới được vào làm tiếp.

DU HỌC SINH TẠI NHẬT LÀM QUÁN ĂN

Quán sushi là chỗ làm việc mới nhất của Lan Anh. Các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được tuân thủ chặt chẽ. Tại quán, mỗi nhân viên được phát một hộp nhỏ trong đó có một cái que ghi tên mình. Quản lí yêu cầu khi đi vệ sinh phải dùng que để lấy một chút phân của chính mình. Lúc đầu Lan Anh tưởng đùa nhưng đó là quy định bắt buộc. Ở quán sushi, các món ăn liên quan đến cá tôm sống nên việc giữ gìn sức khỏe cho nhân viên rất quan trọng. Bởi sức khỏe nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đồ ăn và sức khỏe của khách hàng.

Lan Anh và người bạn cùng phòng (cũng là người Việt Nam) cùng làm việc tại quán sushi. Cách đây không lâu, quản lí của quán hỏi thăm người bạn này về cuộc sống ở Nhật. Bạn vô tư kể mùa đông bên Nhật lạnh hơn Việt Nam, bạn chưa thích ứng quen. Bất ngờ, một tuần sau, người bạn nhận được gói bưu phẩm, bên trong là cái chăn cắm điện giữ nhiệt. Đó là món quà mà chủ quán tặng nhân viên.

Theo Lan Anh, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm rất được người Nhật coi trọng. Thực phẩm ở Nhật thường là thực phẩm sạch. Ở Nhật, khi mua dưa chuột trong siêu thị, Lan Anh có thể vô tư ăn luôn mà không cần rửa hay ngâm muối vì không có hóa chất bảo vệ thực vật.

Theo Báo Tiền Phong

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

  1. em dang o thanh pho hcm dang co nguyen vong di xkld nhat . cho em hoi em phai dang ky o dau de duoc di ma khong so bi lua

    • Care Tận Tâm

      Chảo em!
      Kinh nghiệm cho thấy, em nên chọn các công ty ở Sài Gòn hoặc Hà Nội để đăng ký nhé. Em ở HCM có thể tìm tới cơ sở của cty tại HCM để được hướng dẫn đảm bảo. Cụ thể cơ sở cty trong Nam thì anh không rõ vì trong Nam ít lao động đi xkld hơn ngoài Bắc.
      Chúc em thành công!