Nhật Bản và Tình trạng thiếu hụt Điều dưỡng viên hiện nay

Tình trạng thiếu hụt điều dưỡng viên tại Nhật Bản nếu như trước kia có thể bù đắp bằng nguồn lao động ngoài nước thì nay trong bối cảnh dịch Covid-19 lại…

Tình trạng thiếu hụt điều dưỡng viên hoạt động trong lĩnh vực y tế đang là một mối lo ngại rất lớn đối với Nhật Bản, không chỉ trong bối cảnh duy trì ngành dịch vụ công nói chung mà còn trong công cuộc phòng chống và đối phó với dịch Covid-19. Các bệnh viện tại quốc gia này hiện đang phải xoay xở đối phó với dịch viêm phổi cấp trong tình trạng thiếu hụt nhân lực.

Bài viết tham khảo:

1. Tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế tại Nhật Bản

Tình trạng thiếu hụt điều dưỡng viên ở Nhật Bản càng ngày càng trở nên trầm trọng

Tình trạng thiếu hụt điều dưỡng viên ở Nhật Bản càng ngày càng trở nên trầm trọng

Sau gần 30 năm trong nghề, điều dưỡng viên Hori Narumi đã hi vọng sẽ được về hưu theo đúng kế hoạch trong năm nay. Tuy nhiên dịch Covid-19 bùng phát đã khiến chị phải hoãn lại dự định của mình.

Nhật Bản hiện nay đang phải gồng mình chống dịch trong tình trạng thiếu hụt điều dưỡng viên – tình trạng chung vốn đã tồn tại từ lâu của nền y tế Nhật Bản từ trước cả đại dịch. Tuy nhiên đại dịch đến và ở lại đã khiến thực tế này càng thêm trầm trọng.

Từ tháng 3 năm nay, chị Hori Narumi đã tiếp nhận vị trí tư vấn viên trong Hiệp hội Điều dưỡng Tokyo (Tokyo Nursing Association). Có lẽ 30 năm làm điều dưỡng, chị chưa từng chứng kiến tình trạng nào đáng báo động như hiện nay.

Các nhân viên y tế thiếu hụt trang thiết bị bảo hộ cần thiết. Các điều dưỡng thì lo lắng vì khả năng lây nhiễm và nguy cơ lây chéo sang cho các thành viên còn lại trong gia đình.

Nỗi sợ tồn tại trong mùa dịch Covid-19 chủ yếu được hình thành là do sự bất lực của các y bác sĩ khi họ không thể chữa trị triệt để cho các bệnh nhân.

Hiệp hội Điều dưỡng Tokyo cho biết sự sợ hãi, bất lực, kết hợp trong điều kiện làm việc tăng ca liên tục đã khiến các y bác sĩ kiệt sức. Một số còn đang chịu các sang chấn tâm lý.

2. Nhờ tới sự giúp sức của các điều dưỡng đã nghỉ hưu

Theo như kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Điều dưỡng Nhật Bản, một cơ sở chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19 cần số nhân viên y tế nhiều gấp 4 lần số lượng tại một cơ sở y tế thông thường.

Việc thiếu hụt điều dưỡng viên càng trở nên tồi tệ hơn do việc lây nhiễm chéo diễn ra ngay bên trong các bệnh viện. Một bộ phận không nhỏ các nhân viên y tế đủ trình độ, tay nghề lại phải ở nhà và tự cách ly.

Vào đầu tháng 4 năm nay, Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Nhật Bản, bà Fukui Toshiko, đã phải đưa ra lời khẩn cầu, bày tỏ mong muốn những điều dưỡng đã về hưu hãy tiếp tục đi làm.

Bà nói rằng hiện nay Nhật Bản đang ở trong tình trạng thiếu hụt điều dưỡng viên trầm trọng và kêu gọi những nhân viên y tế đã về hưu quay trở lại làm việc, không bất kể chuyên ngành, hay việc những nhân viên này đã về hưu trong bao lâu.

Bà nói rằng có những vị trí có nguy cơ phơi nhiễm thấp, như trực điện thoại tổng đài,… Hiệp hội đã gửi email liên lạc đến khoảng 50,000 điều dưỡng đã về hưu. Tuy nhiên cũng chỉ có khoảng 600 nhân viên đồng ý quay lại làm việc.

Hiệp hội đã đề xuất, mong muốn Chính phủ sẽ chi trả thêm phụ cấp làm việc trong môi trường nguy hại để khuyến khích thêm nhiều nhân viên đã nghỉ hưu quay trở lại làm việc.

3. Tại sao số lượng nhân viên y tế quay trở lại làm việc vẫn ít đến vậy?

Một nữ điều dưỡng viên – chị Yoko – đã chia sẻ góc nhìn và ý kiến của bản thân. Đã từng công tác tại các phòng cấp cứu của các trạm xá, bệnh viện, cô mong muốn được quay trở lại làm việc sau 2 năm nghỉ thai sản. Tuy nhiên dự định này cho đến nay vẫn chưa thể thực hiện do cô thể tìm được nhà trẻ phù hợp cho con của mình.

Đây là một vấn đề nhức nhối khác trong xã hội Nhật Bản. Chị tâm sự rằng con trai của chị còn đang nằm trong danh sách đăng ký, đồng thời mong muốn Chính phủ Nhật Bản nên có chính sách hỗ trợ cho con cái của các anh chị em trong nghề.

Được biết những người đồng nghiệp đang phải chịu những áp lực rất lớn cả về mặt thể chất lẫn mặt tinh thần, chị cảm thấy vô cùng có lỗi và phẫn nộ khi không thể giúp được nhiều hơn.

Một điều dưỡng viên khác thì lo lắng khi nghĩ đến việc quay lại do sức ép và sự kì thị của xã hội đối với nhân viên y tế giữa mùa dịch. Không chỉ bản thân người y bác sĩ mà con cái của họ cũng có thể bị bạn bè xa lánh nếu có bố mẹ làm việc ở bệnh viện.

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.