Tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản – xkld Nhật Bản 2021

Người Việt trên thế giới đón tết Tây như thế nào ?

Những người Việt xa xứ đang sống một cuộc đời khá “sôi động”: vừa làm người Việt, vừa làm người bản xứ. Bản thân họ cũng được hưởng hai cái tết, “tết Tây” và “tết Ta“. 

Anh Trần Văn Tuấn, tiểu thương ở khu chợ châu Á tại Komarno, Slovakia, cho biết, người Tây đã rục rịch chuẩn bị cái tết của mình từ đầu tháng 12. Trên đường phố, tại các khu mua sắm, vui chơi – giải trí…, đang phấp phới nhiều banner với khẩu hiệu “Chúc mừng Năm Mới” cùng những cây thông Noel được trang hoàng rực rỡ… Đâu đâu cũng tưng bừng, náo nhiệt không khí ngày hội.

>> Cập nhật các tin tức liên tục tại tin tức xuất khẩu lao động

Nghỉ Tết một ngày

“Tết Tây ở Slovakia là ngày mồng Một tháng Một dương lịch. Người dân bản xứ chỉ nghỉ Tết một ngày, song tính tổng thời gian nghỉ thì khoảng một tuần, bắt đầu từ lễ  Noel. Cái Tết vèo qua rất nhanh. Đối với người Việt còn chưa quen phong tục ấy, thì nó như một giấc mơ đẹp dang dở, tiếc nuối nhưng chúng tôi vẫn rất vui”, anh Tuấn nói. Anh cũng chia sẻ, dù người dân bản xứ đã nghỉ lễ Tết từ ngày 24/12, nhưng để tranh thủ buôn bán, gia đình anh vẫn “đi chợ” hết ngày 31/12.

Chị Hải Trinh, quê ở Huế, cựu thực tập sinh ở Viện tiếng Nga Pushin (Moscow), hiện sinh sống cùng chồng ở Nga, bày tỏ: “Nếu tết Việt là dịp để mọi người thăm hỏi bạn bè sau một năm làm việc bận rộn và vất vả; đường phố lúc nào cũng đông vui tấp nập, thì tết Nga, người dân lại ở trong nhà và không muốn tiếp khách vì ngày nghỉ duy nhất này, họ muốn dành cho gia đình. Khi chuông nhà thờ điểm báo giây phút giao thừa và nghe Tổng thống chúc mừng Năm mới, họ sẽ chúc tết nhau qua điện thoại hoặc những tấm thiệp gửi trước đó”.

Cũng theo chị Trinh, du học sinh “Ta” đón tết Tây ở xứ Bạch Dương rất “phá cách”: Đêm giao thừa, chúng tôi tràn ra ngoài đường hái lộc – những cành táo khẳng khiu – mang về ký túc xá và nhiều ngày sau, nó cũng đơm hoa kết trái, cứ như đào, mai quê nhà. Chúng tôi cũng nhảy múa, ca hát tưng bừng, khiến nhân viên trực tầng phải nhắc nhở nhiều lần vì… mất trật tự.

Dịp xả hơi, gặp gỡ đồng hương

Nhật Bản, tết Dương lịch là ngày lễ lớn nhất trong năm, vì thế tu nghiệp sinh, cùng nhiều trí thức, doanh nhân Việt Nam sẽ chung hưởng một cái Tết đầy ý nghĩa với người bản xứ. Nguyễn Đăng Ảnh, tu nghiệp sinh ở Nhật Bản tâm sự, năm nay, như truyền thống mọi năm của công ty, Ảnh và các tu nghiệp sinh khác được tặng kẹo bánh, champagne để liên hoan và sẽ được nghỉ khoảng một tuần. Đăng Ảnh bộc bạch: “Chúng tôi sẽ tổ chức gặp mặt. Cả năm làm việc chăm chỉ rồi, đây là dịp xả hơi và gặp gỡ đồng hương. Nhân dịp này, chúng tôi cùng tu nghiệp sinh các nước cũng như những công nhân bản xứ sẽ có dịp giao lưu nhiều hơn. Chúng tôi sẽ hiểu hơn về phong tục của người bản xứ. Đây là một trải nghiệm thú vị!”

Trên đất Pháp, kiến trúc sư Nguyễn Hải Nam cũng cho hay, thời tiết mấy hôm giáp tết Tây khá lạnh, rất phù hợp cho việc xum họp, đón năm mới. Đường phố tập nấp người mua sắm, trang hoàng nhà cửa. Khác với Noel là dịp tuyệt đối dành cho gia đình, tết Dương lịch là dịp họ dành cho bạn bè. Cùng tâm trạng hân hoan đón Năm mới với người Pháp, người Việt cũng gấp rút thu xếp công việc, tranh thủ thời gian lên kế hoạch cho những buổi gặp gỡ đồng hương và cộng đồng.

Tại Liên bang Đức, ngày 27/12, Hội người Việt Chemnitz tổ chức “Đêm nhạc Phú Quang” mừng năm mới 2010 cho bà con cộng đồng nói chung và vùng Chemnitz nói riêng, với sự tham gia trình diễn của nhạc sỹ Phú Quang, NSND Quang Thọ, NSƯT Thanh Lam, nữ ca sỹ trẻ trung Hằng Nga, ca sĩ Thanh Hiền.

“Chúng tôi hy vọng đây là một bữa tiệc liên kết cộng đồng vui vẻ và ấm cúng”, ông Nguyễn Văn Đức, đại diện Ban Chấp hành Hội nói. Trước đó, hôm 25/12, để chào mừng năm mới, Hội Đồng Hương Vĩnh Phúc tại CH Czech cũng tổ chức buổi Dạ hội gặp mặt “Chào mừng Xuân 2010” cho toàn thể bà con kiều bào đang sinh sống, làm việc và học tập tại nước này.

Nguồn: dmhcg