Người Việt Nam nên thay đổi quan niệm ” dưỡng già” mà làm tới già như người Nhật

Mục lụcThực trạng già hóa dân số tại Nhật Bản hiện nayThực trạng già hóa dân số tại Việt NamNgười Việt Nam nên thay đổi quan niệm ” dưỡng già” mà làm tới già như người Nhật Hiện nay tại Nhật Bản, tỷ lệ người già là rất lớn. Tuy nhiên, thay vì nghỉ ngơi […]

Hiện nay tại Nhật Bản, tỷ lệ người già là rất lớn. Tuy nhiên, thay vì nghỉ ngơi bên con cháu thì những ông cụ, bà cụ đã đến tuổi về hưu, thậm chí có những người ngoài 80 tuổi vẫn lựa chọn việc lao động để không phải sống phụ thuộc vào người khác. Nhưng Việt Nam lại khác, có những người trẻ tuổi, trung niên lại lựa chọn việc sống an nhàn, thậm chí về hưu “non” để được nghỉ ngơi. Điều này có ý nghĩa rất tiêu cực tới xã hội. Vậy người Việt Nam nên thay đổi quan niệm “dưỡng già” mà làm tới già như người Nhật.

Người Việt Nam nên thay đổi quan niệm " dưỡng già" mà làm tới già như người Nhật

Người Việt Nam nên thay đổi quan niệm ” dưỡng già” mà làm tới già như người Nhật

Thực trạng già hóa dân số tại Nhật Bản hiện nay

Tình trạng già hóa dân số không phải là một vấn đề mới mẻ tại Nhật Bản. Thực tế, tính đến tháng 09/2020, số người trên 65 tuổi (độ tuổi về hưu tại Nhật) đã lên tới 36.17 triệu người- một con số kỷ lục. So với cùng kỳ năm 2019 thì con số này đã tăng lên 300.000 người. Như vậy có thể thấy rằng, Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số vô cùng trậm trọng. Hiện nay, tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản đã tăng lên trong khi tỷ lệ sinh thì suy giảm do nhiều người trẻ Nhật không muốn có con. Điều này đã đặt nước Nhật vào nguy cơ suy giảm nguồn lực lao động trẻ trong tương lai, gây nên tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng.

Thực trạng già hóa dân số tại Việt Nam

Tại Việt Nam, tình trạng già hóa dân số cũng đang diễn ra rất trầm trọng. Theo dự báo thì trong giai đoạn từ 2054 đến 2069, Việt Nam cũng phải đối mặt với tình trạng dân số già, dự kiến người trong độ tuổi từ 65 trở nên trong giai đoạn này sẽ chiếm tới 20 – 29.9%.

Việc dân số già nhanh trong khi mức sinh hiện nay ở nhiều tỉnh thành phố tại Việt Nam đang vào mức thấp. Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh, trung bình mỗi bà mẹ chỉ có khoảng 1.3 con và dự báo con số này sẽ có xu hướng giảm thêm.

Như vậy, có thể thấy rằng, chỉ trong vòng 20 năm nữa thì Việt Nam hiện nay cũng bước vào giai đoạn thiếu hụt lao động giống như Nhật Bản khi này. Vậy nên nếu chính phủ Việt Nam không có biện pháp thúc đẩy tốc độ sinh con thì Việt Nam cũng sẽ phải nhập khẩu thêm nhiều lao động.

Người Việt Nam nên thay đổi quan niệm ” dưỡng già” mà làm tới già như người Nhật

Thực tế hiện nay, bên cạnh những chính sách cải thiện mức sinh thì chính phủ Nhật Bản đã đưa ra rất nhiều chính sách khác như nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động lên 70 tuổi, bắt đầu áp dụng từ tháng 04/2021 này. Ngoài ra, thực tế tại Nhật hiện nay, nhiều người già đến tuổi nghỉ hưu, thậm chí những người ngoài 80 tuổi vẫn lựa chọn làm việc để không phải phụ thuộc vào con cái cũng như giảm gánh nặng cho nhà nước. Họ sẵn sàng làm việc đến khi không thể làm thì thôi. Chính vì vậy, tại nhiều công ty, cửa hàng bán lẻ đã có chính sách nghỉ hưu ở tuổi 80.

Việc người già vẫn đi làm tại Nhật Bản không chỉ mang lại ý nghĩa cho đất nước mà còn rất hữu ích với chính những người đó. Sở dĩ như vậy vì thay vì phải sống một mình, quanh quẩn trong nhà thì nay họ lại tiếp tục được ra ngoài, được tiếp xúc với nhiều người khác, được rèn luyện sức khỏe, được nói chuyện, được trao đổi kiến thức. Việc thường xuyên vận động và vận động hợp lý là rất hữu ích, sẽ giúp sức khỏe và trí tuệ thêm minh mẫn hơn. 

Không chỉ vậy, việc người lớn tuổi đi làm còn mang lại rất nhiều ý nghĩa với người trẻ tuổi. Sở dĩ như vậy vì người lớn tuổi, dày dặn kinh nghiệm sẽ mang tới cho những người lao động trẻ nhiều bài học, nhiều trải nghiệm quý giá.

Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, việc người già, người đến tuổi nghỉ hưu vẫn đi làm chỉ diễn ra số ít tại các vùng nông thôn. Những người này không có nơi nương tựa, chỉ dựa vào trợ cấp của nhà nước nên vẫn phải miệt mài làm việc để đủ ăn qua ngày. Trong khi đó đa số người già khác lại lựa chọn nghỉ ngơi, vui vầy cùng con cháu.

Điều này xuất phát phần lớn từ quan điểm của người Việt. Người Việt thường quan niệm rằng tuoir già là để nghỉ ngơi, là để quây quần cùng con cháu, để hưởng phúc. Do vậy những ai để cha mẹ già phải làm việc, dù là công việc nhẹ thì cũng đều bị coi đó là bất hiếu, là không yêu thương cha mẹ.

Thậm chí cũng có rất nhiều người trung niên, chưa đến tuổi nghỉ hưu nhưng lại lựa chọn sống an nhàn để có thể hưởng phúc. Tuy nhiên, đứng trước thực trạng xã hội Việt Nam ngày nay, tỷ lệ già hóa đang ngày càng tăng nhanh thì điều này vô tình lại trở thành gánh nặng cho đất nước.

Do vậy để nâng cao sức khỏe của mình, đồng thời giảm gánh nặng cho nhà nước, người Việt Nam nên thay đổi quan niệm làm đến khi không thể làm được nữa thay vì quan niệm “dưỡng già”, nghỉ ngơi bên con cháu khi đến tuổi nghỉ hưu.

 

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.