Lưu ý quan trọng đối với thực tập sinh khi tham gia giao thông ở Nhật Bản

Những lưu ý cụ thể của từng loại phương tiện khi tham gia giao thông ở Nhật Bản. Thực tập sinh chuẩn bị xuất cảnh nhất định phải đọc…

Cần chú ý những gì khi tham gia giao thông ở Nhật Bản?

Rất nhiều bạn thực tập sinh trước khi xuất cảnh thì khá lo lắng khi sang tới một đất nước mới và hiện đại. Việc di chuyển hay vấn đề giao thông ở Nhật Bản ra sao. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn.

Xem thêm:

Lưu ý quan trọng đối với thực tập sinh khi tham gia giao thông ở Nhật Bản

Lưu ý quan trọng đối với thực tập sinh khi tham gia giao thông ở Nhật Bản

Hệ thống giao thông của Nhật Bản vô cùng hiện đại và phát triển cao. Nổi bật vì tính hiệu quả vì nó được sử dụng ít năng lượng hơn so với các quốc gia khác. Nhật Bản đang sử dụng giao thông bên trái giống như Thái Lan hay Indonesia… ( nhưng lại ngược so với Việt Nam). Trước hết cùng tìm hiểu sơ lược về hệ thống bậc nhất này nhé!

1. Tìm hiểu chung về hệ thống giao thông ở Nhật Bản

1.1 Đường sắt

Tại Nhật Bản người ta bắt gặp tới 80% người dân sử dụng phương tiện đường sắt. Chủ yếu là vận tải hành khách, trung chuyển hàng hóa với tốc độ cao và nhiều vùng khác nhau. Đường sắt Nhật Bản có tổng độ dài lên tới 27,182 km, đặc biệt có 15,222 km đã được điện khí hóa. Những vùng có hệ thống tàu điện ngầm bao gồm: Tokyo, Fukuoka,  Nagoya,,Kobe, Kyoto, Osaka, Sapporo, Sendai, và Yokohama .

Tàu điện được sử dụng khá nhiều vì khá tiết kiệm, nhiều chuyến và chuẩn giờ. Có 5 loại tàu phổ biến tại Nhật Bản với mức giá khác nhau:

  • Tàu điện thường (Local/Kakueki-teisha/Futsu-densha)
  • Tàu điện nhanh (Rapid/Kaisoku)
  • Tàu điện tốc hành (Express/Kyuko)
  • Tàu điện cao tốc Shinkansen (Super Express)
  • Tàu điện tốc hành đặc biệt (Limited Express/Tokkyu)
Hệ thống tàu điện hiện đại của Nhật Bản

Hệ thống tàu điện hiện đại của Nhật Bản

Khi di chuyển bằng tàu điện bạn cần lưu ý bảng hướng dẫn màu sắc, bản đồ, bảng thông báo điện tử, vé tàu… Khi đi tàu điện bạn cũng chú ý những nguyên tắc lịch sự. Đặc biệt không: gọi điện thoại lớn tiếng,ngồi vào ghế ưu tiên nếu không thuộc diện ưu tiên, hút thuốc, vứt rác sai chỗ…Khi xuống tàu nhớ kiểm tra đầy đủ hành lý đồ dùng của mình nhé.

1.2  Đường bộ

Theo thống kê năm 2015, Nhật Bản có khoảng 1,215,000 km đường bộ chủ yếu là đường phố, thị trấn và làng. Hệ thống giao thông hiện đại, quy củ, được phân chia rất rõ ràng, làn đường cho từng loại xe. Trong thành phố chủ yếu sử dụng: xe đạp, tàu điện ngầm, xe bus, taxi…Người dân Nhật bản rất ưu tiên trong việc bảo vệ môi trường, nên các phương tiện giao thông công cộng luôn luôn được ưu tiên.

Quy  tắc tham gia giao thông đường bộ ở Nhật Bản:

  • Chính vì sử dụng giao thông bên trái nên: tay lái xe ở bên phải, di chuyển bên trái đường. Đường ngược chiều nhìn hướng bên phải.
  • Quy định khi tham gia giao thông rất khắt khe: Phải xi nhan trước 3 giây khi thay đổi làn đường. Ưu tiên là xe lớn phải nhường đường cho xe nhỏ hơn và người đi bộ là ưu tiên hàng đầu.
  • Không bấm còi trừ khẩn cấp. Giao thông Nhật Bản rất yên tĩnh kể cả việc tắc đường cũng không bấm còi tùy tiện.
  • Bắt buộc sử dụng dây an toàn cho cả người ngồi trước và sau.
Hình ảnh đường bộ ở Nhật Bản

Hình ảnh đường bộ ở Nhật Bản

1.3. Đường hàng không

Nhật Bản có 176 sân bay, trong đó sân bay quốc tế Tokyo được gọi là sân bay bận rộn nhất châu Á. Sân bay Quốc tế Narita (khu vực Tokyo) có cổng quốc tế lớn nhất, sau đó tới sân bay Quốc tế Kansai (khu vực Osaka/Kobe/Kyoto), và tiếp là sân bay Quốc tế Chūbu (khu vực Nagoya). Một số hãng hàng không: Japan Airlines, All Nippon Airways, Air Nippon, Peach, Skymark Airlines…

2. Một số lưu ý cho thực tập sinh khi tham gia giao thông Nhật Bản

Ở Nhật, ý thức tham gia giao thông của người dân vô cùng cao. Đặc biệt nhờ vào các chế độ luật chặt chẽ, xử phạt nghiêm khắc. Vậy nên khi tham gia giao thông, thực tập sinh cũng cần lưu ý :

2.1. Tham gia giao thông bằng xe đạp

Thông thường mỗi thực tập sinh sẽ được cấp cho một chiếc xe đạp làm phương tiện đi làm. Ngoài ra người Nhật cũng rất ưa chuộng phương tiện này. Vậy nên bạn cũng cần học một số nguyên tắc để tránh bị phạt nhé.

  • Đi sát mép đường bên trái
  • Không đi trên vỉa hè( trừ khi có biển báo cho phép)
  • Di chuyển 1 hàng không hàng 2, hàng 3
  • Không uống rượu bia khi đi xe
  • Không mang ô mà phải mặc áo mưa
  • Không sử dụng điện thoại khi di chuyển
  • Bật đèn pha vào ban đêm để tránh nguy hiểm.
  • Luôn luôn nhường người đi bộ
Xe đạp cũng là phương tiện rất được ưa chuộng tại Nhật Bản

Xe đạp cũng là phương tiện rất được ưa chuộng tại Nhật Bản

2.2 Đi bộ

  • Phải đi trên vỉa hè, nếu không có vỉa hè thì đi sát vào mép bên phải
  • Tuân thủ đèn tín hiệu dành cho người đi bộ
  • Chú ý quan sát khi sang đường
  • Nên mặc áo sáng màu khi ra đường vào buổi tối

2.3 Tham gia giao thông Nhật Bản bằng xe buýt

  • Chú ý đọc kỹ bảng thông tin: Mã xe, điểm đi, điểm đến và giờ chạy…
  • Khi lên xe buýt bạn phải lấy phiếu đánh số để tính tiền
  • Bạn cần tuân thủ nguyên tắc lịch sự khi lên xe buýt: không nói chuyện to, nhường ghế cho người ưu tiên…
  • Chú ý nên đổi tiền lẻ khi đi xe buýt vì nếu thừa cũng không được trả lại
  • Chú ý bảo quản trang tư nhân cẩn thận
Xe buýt được sử dụng nhiều nhất tại các thành phố

Xe buýt được sử dụng nhiều nhất tại các thành phố

2.4 Tham gia giao thông Nhật Bản bằng Tàu điện

  • Luôn đứng sau vạch màu vàng tại sân ga
  • Không đi vào đường ray
  • Nên đợi khi hành khách xuống hết rồi mới lên tàu
  • Vẫn là tuân thủ quy tắc lịch sự khi trên tàu
  • Đặt hành lý ở khu hành lý hoặc nếu đầy rồi bạn có để dưới chân
  • Không được hút thuốc, ăn uống hay xả rác trên tàu
  • Có thể mua vé lẻ ở máy bán tự động hoặc quẹt thẻ

Trên đây là những chú ý cơ bản của thực tập sinh khi tham gia giao thông. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát, giúp bạn tự tin hơn trước khi đặt chân tới đất nước mặt trời mọc xinh đẹp nhé!

Bài viết tham khảo:

 

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.