Lao động Việt thi tay nghề đứng đầu ASEAN, vì sao năng suất vẫn thấp?

Năng suất lao động Việt Nam thấp, nhưng khi thi tuyển vẫn dẫn đầu ASEAN là do đâu? Câu chuyện lao động Việt Nam đứng chót Châu Á về năng suất nhưng lại đứng nhất ASEAN

Theo tin tức xuất khẩu lao động tổng hợp được, câu chuyện lao động Việt Nam đứng chót Châu Á về năng suất nhưng lại đứng nhất ASEAN về tay nghề ASEAN khiến nhiều người băn khoăn về hiện trạng dạy nghề ở Việt Nam. Nhưng trách người thầy thế nào khi trong số 53,2 triệu lao động Việt Nam, chỉ có 49% người chịu học nghề.

lao-dong-viet-nam1

lao động việt nam

Tại Hội thi Tay nghề ASEAN lần thứ 10 do Việt Nam đăng cai, Việt Nam nhất toàn đoàn, với 15 huy chương vàng, bỏ xa nước đứng thứ nhì là Malaysia với 9 huy chương vàng, đứng thứ ba là Indonesia, tiếp theo là Singapore, Thái Lan…

Đây quả thực là niềm tự hào cho lao động Việt Nam, và niềm tự hào náy sẽ trọn vẹn hơn nếu trước đó, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) không công bố năng suất lao động của người Việt Nam rơi vào mức thấp nhất Châu Á – Thái Bình Dương, kém người Singapore 15 lần, kém người Malaysia 5 lần và chỉ bằng 2/5 người Thái Lan.

Câu chuyện dạy nghề một lần nữa được đặt ra. Nhưng có lẽ, thay vì đổ lỗi cho người thầy, cho chất lượng dạy nghề thì hãy nhìn nhận vệc dạy nghề ở Việt Nam một cách khách quan hơn.

230 chương trình khung do doanh nghiệp phân tích

Theo PGS.TS Dương Đức Lân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trước năm 2000, chúng ta có gì dạy nấy. Nhưng sau năm 2000, đến nay chúng ta đã ban hành được 230 chương trình khung bao gồm các kiến thức kỹ năng cốt lõi do phân tích nghề (do doanh nghiệp phân tích) để đưa ra là nghề ấy cần bao nhiêu nhiệm vụ, công việc, bao nhiêu kỹ năng, năng lực gì, đến đâu.

“Chương trình khung ấy được ban hành trên cơ sở nhu cầu về kiến thức, kỹ năng do doanh nghiệp đòi hỏi. Có thể nói rằng cái mà chúng ta dạy là dạy nghề theo kiểu hướng cầu – dạy nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp” – ông Lân nhận định.

Đây cũng là một điểm khẳng định chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam, ông Lân cho hay

“Không phải tự dưng đi thi, mình rất yếu mà mình lại đứng nhất. Đây cũng không phải là lần nhất duy nhất, chúng ta đã có 2 lần nhất khác. Chúng ta thi 8 lần thì 3 lần nhất, 2 lần nhì. Như thế đã khẳng định đẳng cấp của dạy nghề Việt Nam chứ chúng ta không thể nói rằng chúng ta ăn may”, ông Lân nói thêm.

65% cơ sở dạy nghề là công lập và trong doanh nghiệp Nhà nước

vi-sao-lao-dong-viet-thi-tay-nghe-dung-dau-asean-nhung-nang-suat-chung-van-thap

Phân loại mạng lưới cơ sở dạy nghề. Nguồn: Tổng cục Dạy nghề.

Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề, hiện cả nước có 170 trường cao đẳng nghề, 306 trung cấp nghề và 990 trung tâm dạy nghề.

Theo phân loại năm 2013, có 62% cơ sở dạy nghề thuộc khu vực công lập, 3% thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước và 35% cơ sở ngoài công lập.

3,51% lao động nông nghiệp có chuyên môn kỹ thuật

Theo thông tin từ PGS.TS Dương Đức Lân, mặc dù tăng tới 18% so với năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2013 chỉ ước khoảng 49% lao động. Con số này trong năm 2010 là 40%, năm 2000 còn khiêm tốn hơn – 16%.

vi-sao-lao-dong-viet-thi-tay-nghe-dung-dau-asean-nhung-nang-suat-chung-van-thap

Nhưng đấy là tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung của tất cả các ngành, còn tỷ lệ trong nông nghiệp thấp hơn rất nhiều. Lao động có chuyên môn kỹ thuật, bằng cấp ở nông nghiệp chỉ đạt 3,51%, trong đó trên 20% là số được đào tạo nhưng hết sức đơn giản, ngắn ngày, dưới 3 tháng.

“Có thể nói, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp được đào tạo hết sức thấp, đấy là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp”, ông Lân cho biết.

Lao động nông nghiệp: Số lượng = 1/2, sản lượng = 1/5 cả nước

Theo số liệu của tổng cục thông kê, năng suất lao động của Việt Nam đạt 68,7 triệu đồng/người, còn trong khu vực nông nghiệp là thấp nhất, chỉ đạt 27 triệu đồng/người, bằng 1/3 so với bình quân chung của cả nước.

“Trong khi tại các nước, lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3 – 5%, nhưng người ta có thể cung cấp lương thực, thực phẩm cho cả đất nước và xuất khẩu. Nhưng hiện nay, lao động của chúng ta, nếu tính đến năm 2014, 47% lao động vẫn làm trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng chỉ tạo ra lương GDP rất thấp, nếu tính cả nông – lâm – ngư nghiệp mới được 18%, còn riêng nông nghiệp không thì chỉ có 14% trong tổng GDP cả nước”, ông Lân nói.

“Có thể nói rằng một lượng lao động rất lớn nhưng tạo ra lượng GDP ko lớn lắm, là nguyên nhân kéo năng suất lao động của cả nước thấp”.

Năng suất lao động thấp do Việt Nam nghèo?

vi-sao-lao-dong-viet-thi-tay-nghe-dung-dau-asean-nhung-nang-suat-chung-van-thap (1)

Một người Singapore làm việc bằng 15 người Việt Nam. Ở một góc độ khác, Singapore luôn nằm trong những nước có GDP/người cao nhất thế giới.

Tại phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội chiều 30/10, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã đưa ra nhận định trên.

Theo ông Nhân, ILO tính năng suất lao động theo công thức GDP/Tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế.

Như vậy, khi tỷ lệ người làm việc trong dân số giữa các nước là xấp xỉ như nhau thì so sánh năng suất lao động giữa các nước cũng tương đương như so sánh GDP/người của các nước.

Việt Nam mới thoát nghèo (thoát ngưỡng 1.000 USDGDP/người) vào năm 2008. “Khi đó, GDP/người của Singapore là 39.700 USD, gấp hơn 34 lần Việt Nam; của Nhật Bản là 37.800 USD, gấp 33 lần Việt Nam; của Hàn Quốc là 20.500 USD, gấp 18 lần Việt Nam; của Malaysia là 8.400 USD, gấp 7 lần Việt Nam và của Thái Lan là 4.100 USD, gấp 3,6 lần Việt Nam”.

“Tức là câu hỏi: “Vì sao NSLĐ của Việt Nam thấp?” hoàn toàn tương tự như câu hỏi: “Vì sao Việt Nam nghèo?””, ông Nhân nhận định.

Tham khảo thêm một số bài viết:

– Năng suất lao động Việt Nam: Thấp do đâu?

Theo: Infonet

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.