Trà đạo Nhật Bản từ lâu đã trở thành nét văn hóa đặc sắc hàng đầu trên thế giới, Văn hóa uống trà của người Nhật Bản cũng vô cùng đặc biệt
Trà đạo Nhật Bản từ lâu đã rất nổi tiếng, trở thành nét văn hóa đặc sắc trên thế giới. Văn hóa uống trà của người Nhật Bản cũng vô cùng đặc biệt, thể hiện hết các tinh túy của việc thưởng thức trà. Nếu so sánh với nghệ thuật thưởng thức trà của người Trung Hoa thì trà đạo Nhật Bản có phần tinh túy hơn. Người Nhật coi việc uống trà là một nghi lễ, ca tụng cái đẹp giữa sự hài hoà từ thiên nhiên cùng tính khắc khổ của con người. Trà đạo của người Nhật cũng giống như một nghề nghiệp chuyên môn phải khổ luyện mới đạt được. Vì những động tác của trà lễ là một hệ thống chặt chẽ, song hành với cách ăn mặc truyền thống và cách cắm hoa.
>>cảnh báo chiêu trò lôi kéo thực tập sinh Việt Nam theo hội truyền đạo Nhật Bản
>> Những trải nghiệm vô cùng thú vị của thực tập sinh khi ở Nhật

Trà đạo, nét đẹp truyền thống của người Nhật
Văn hóa Trà đạo Nhật Bản
Trước khi hành lễ, các đệ tử phải cúi đầu sát đất để chào một cây quạt – vật tượng trưng cho thanh kiếm của các võ sĩ đạo ngày xưa. Theo Nhật sử, một thiền sư của Trung Quốc tên Eichu đã mang trà đạo vào nước này từ thế kỷ thứ XV. Suốt bao thế kỷ, trà đạo chỉ dành cho nam giới, các thành phần tu sĩ, qúy tộc, thương nhân cùng chiến binh. Mãi tới thời Minh Trị Thiên Hoàng mới được mở rộng cho nữ giới.
Ngày nay, cuộc sống sôi động và gấp gáp liên tục nên nam giới Nhật hầu hết không còn thời gian để nghĩ tới trà đạo, mặc dù nó là một môn học bắt buộc tại các trường Trung Học. Cũng do nghề trà đạo kiếm rất nhiều tiền, nên luôn có những lớp học riêng tại nhà, đa số do nữ nhân giảng dạy. Học viên cũng được tuyển chọn theo quy luật truyền thống và rất hạn chế, nhằm bảo đảm phẩm chất của “trà đồ” khi ra đời hành đạo.
Trà lễ
Tuy nhiên đỉnh cao của trà lễ vẫn còn nằm trong tay nam giới. Những đại danh sư có thẩm quyền trong việc cấp bằng tốt nghiệp môn Chanoyu cho giáo viên hầu hết đều là hậu duệ của Sen Rikyu – Tổ sư môn Chanoyu. Ông từng phục vụ cho lãnh chúa lừng lẫy lúc đó là Toyotomi Hideyoshi. Đồng thời là người đã dựng lên một trà đình ngay tại chiến trường với các nghi thức trà lễ làm quân địch xao xuyến và nản lòng trước hương vị của trà.
Năm 1585, lãnh chúa Hideyoshi được Thiên Hoàng bổ nhiệm làm tể tướng, nên thiền sư Sen Rikyu được làm chủ tế buổi trà lễ cho nhà vua tại một trà đình xây bằng vàng. Nhưng sau đó lãnh chúa Hidoyosho bị tẩu hỏa nhập ma và kết tội Rikyu đã đầu độc, nên bắt thiền sư phải tự xử bằng cách mổ bụng chết. Nhưng không khí thanh tịnh của trà lễ thì vẫn còn giữ được đến ngày nay.

Chén trà hổ phách nóng hổi
Dưới thời tiết lạnh giá, được nhâm nhi từng ngụm trà màu hổ phách nóng hổi, đựng trong các chén sứ trắng tinh xinh xắn, khiến cho người quên người, quên đời, quên hết dục vọng mà đắm mình trong không gian và tâm hồn tĩnh lặng.
Với người Nhật, trà đạo là một tôn giáo không có giới hạn, hận thù mà gần giống như thiền học, qua nghệ thuật linh cảm, nên rất hợp với phụ nữ Nhật trong thế giới xô bồ hiện tại. Chính bởi vậy mà Chanoyu – trà đạo Nhật Bản được coi là một trong bốn nền văn hóa trà lớn của thế giới cùng với Kungfu trà – Trung Hoa, Trà Sen – Việt Nam và Panyaro của Triều Tiên (Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên).
Tham khảo bài viết:
xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam