Tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản – xkld Nhật Bản 2021

Định hướng nghề nghiệp cho tu nghiệp sinh Nhật Bản

Thủ tục hồ sơ xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện nay đang cần những gì?

Thủ tục hồ sơ xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện nay đang cần những gì?

Tư vấn – lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho Tu nghiệp sinh Nhật Bản

Thực trạng nhân lực ở Việt Nam

https://xuatkhaulaodongnb.com/

Việt Nam đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự phát triển đi lên, nguồn nhân lực nói chung đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó nguồn lực nhân công nói riêng giữ vai trò thiết yếu, là bộ phận trực tiếp tham gia vào các quá trình sản xuất. Vấn đề nguồn nhân lực thực chất là vấn đề con người. Xây dựng nguồn nhân lực Việt Nam tức là xây dựng con người Việt Nam có đủ tầm vóc, tố chất, tiêu chuẩn, tài đức, đủ sức đảm đương công việc được giao.

Đối với ngành nông nghiệp, lực lượng lao động chủ yếu ở nước ta hiện nay phần lớn ở nông thôn – khoảng 78% tổng lao động cả nước, trong đó khoảng 55% làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều hộ nông nghiệp bị mất đất sản xuất, phải tìm cách chuyển đổi lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp nên rất cần được hưởng chính sách ưu đãi về đào tạo nghề. Bên cạnh đó, chất lượng lao động ở nông thôn nước ta còn quá thấp so với các nước trong khu vực. Chất lượng lao động nông thôn thấp đã làm cho thu nhập của người lao động Việt Nam  không thể tăng nhanh, gây ra chênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng. Chính vì vậy, đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam đang là một yêu cầu cấp bách.

Còn trong ngành xây dựng, xây dựng là một trong những ngành nghề có chỉ số nhân lực liên tục tăng trưởng. Hiện nay, tổng số công nhân lao động ngành xây dựng là 204.097 người, trong đó công nhân làm chính xây dựng chiếm tỷ lệ 40,54%, công nhân lắp máy: 13,64%, công nhân sản xuất vật liệu xây dựng: 20,27%, công nhân cơ khí: 11,72% và lao động phổ thông: 13,82%. Tuy nhiên, số lượng công nhân có trình độ cao đẳng nghề chiếm tỷ lệ rất thấp, công nhân có tay nghề bậc cao (bậc 5, 6, 7 và vượt khung) chỉ chiếm 16,84% còn lại thợ bậc 1, 2 và lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ cao. Ở khía cạnh khác, do điều kiện kinh tế nước ta còn khó khăn, đời sống của người công nhân còn nhiều thiếu thốn đã ảnh hưởng đến năng suất lao động. Đội ngũ lao động ngành xây dựng còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra đối với các ngành nghề khác như: cơ khí, chế biến thực phẩm, may mặc… Để giải quyết khâu đào tạo nguồn nhân lực các ngành nghề ở nước ta hiện nay, nước ta đã có những chính sách thiết thực trước mắt nhằm đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao, chúng ta phải cử chuyên gia kỹ thuật viên đi học công nghệ từ nước ngoài, phải cử người lao động, tu nghiệp sinh, thực tập sinh đi lao động xuất khẩu tại nước ngoài. Đó là bước đi đúng đắn trong việc phát triển nhân lực nước ta hiện nay.

Các yếu tố lựa chọn nghề nghiệp khi đi xuất khẩu lao động

Chọn theo mục đích

Nếu bạn có mục đích lớn nhất là đi kiếm tiền, tốt nhất là nên chọn tất cả các nghành nghề có thể tham gia, chỉ cần tiêu chí bản thân có được phù hợp. Như vậy có hội sang Nhật của bạn sẽ được thực hiện nhanh hơn, rút ngắn thời gian và chi phí

Nếu mục đích là rèn luyện kỹ năng làm việc các nghành như: hàn, phay, tiện, bào, cơ khí chế tạo, lắp ráp thiết bị máy móc, dệt may, hoặc các chuyên nghành đơn giản hơn như nông nghiệp và xây dựng thì có thể lựa chọn một số ít các nghành phù hợp. Nên chú ý về số lượng đơn tuyển dụng và tiêu chí tuyển của nghành đó. Nếu bạn quá kén công việc có thể thời gian chờ đợi sẽ bị kéo dài

Chọn theo độ tuổi

Trong Chương trình Tu nghiệp sinh kỹ năng Nhật Bản độ tuổi được coi là đẹp nhất để tham gia là: Nam 20-28, nữ 19-30 (biên độ của lao động nữ dài hơn lao động nam vì số lượng nữ tham gia thường ít hơn nam trong khi chỉ tiêu tuyển vẫn rất cao). Sau đây là một số xu hướng tuyển theo độ tuổi, tất nhiên vẫn sẽ có những đơn hàng năm ngoài xu hướng

Chọn theo giới tính

Đây là hướng chọn nghành nghề cơ bản nhất khi người lao động tham gia sơ tuyển, tuy vậy có không ít nhầm lẫn từ phía người lao động. VD như:

lựa chọn nghề nghiệp cho tu nghiệp sinh Nhật Bản

Chọn theo kinh nghiệm làm việc

Thực chất thì ở một nửa các ngành tuyển chọn Tu nghiệp sinh thì không quá quan trọng đến kinh nghiệm làm việc. Nhưng đây lại là điều kiện để tham gia ở một số ngành cụ thể như: hàn, tiện, dệt mat, lái xe, xây chát, ốp lát,… vì đây là những nghành thi tuyển tay nghề

Một số nghành có thi tuyển tay nghề, nhưng mục đích chỉ để phía xí nghiệp xem xét tác phong trong công việc và đánh giá Tu nghiệp sinh. Ở những nghành này công ty thường tổ chức đào tạo ngắn hạn cho các học viên từ 4-8 buổi. Vd: mộc, dàn giáo, xây chát, sơn cơ khí,…

Chọn theo ngoại hình bản thân

Điều này là rất quan trọng khi tham gia tuyển chọn, người lao động sẽ trực tiếp phỏng vấn với chủ xí nghiệp, nghiệp đoàn quản lý và họ sẽ đánh giá rất nhiều qua con mắt nhà tuyển dụng. Một số lưu ý cho người lao động khi chọn ngành như sau:

Chọn theo bằng cấp và trình độ học vấn

Hiện tại vẫn có rất nhiều đơn tuyển chọn Thực tập sinh có yêu cầu phải có bằng Trung cấp, cao đẳng trở lên. Đây là những ngành nghề yêu cầu phải tính toán, đọc bản vẽ, nhanh nhạy. Đối với những ứng viên đã tốt nghiệp trung cấp và cao đẳng nghề thì đây là lợi thế rất lớn khi tham gia vì các bạn có thể đi đùng theo chuyên nghành học của mình. Đối với những ứng viên tốt nghiệp TC, CĐ, ĐH các chuyên nghành không đúng chuyên môn vẫn có những lợi thế nhất định khi tham gia phỏng vấn. Xí nghiệp Nhật vẫn có những cái nhìn ưu tiên hơn, nhận định của họ các bạn là người tiếp thu công việc mới nhanh.

Tóm lại, mỗi người có một sở trường, điểm mạnh riêng, các bạn hãy dựa vào những yêu tố đó để lựa chọn nghề nghiệp phát triển riêng cho mình, không chỉ vài năm đi tu nghiệp sinh tại nước ngoài mà lựa chọn đúng nghề nghiệp sẽ thuận lợi cho sự nghiệp khi về nước sau này của các bạn. Chúc các bạn thành công !