Áp dụng công nghệ Robot Y tế – Bước đi mới của Nhật Bản

Là một đất nước luôn đi đầu thế giới về các thành tựu công nghệ, Nhật Bản cũng đang dần dần triển khai Robot Y tế vào hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia…

Sự thiếu hụt điều dưỡng viên đã đẩy Nhật Bản phải nhanh chóng thực hiện bước đi mới – Áp dụng công nghệ Robot Y tế vào hệ thống dịch vụ thiết yếu này. Dịch bệnh Covid-19 thực sự đã khiến cho hệ thống y tế của Nhật Bản lâm vào tình trạng lao đao, khốn khổ vì thiếu nhân lực. Vậy Robot Y tế có thực sự là giải pháp cho vấn đề này?

Bài viết tham khảo:

1. Ứng dụng của Robot Y tế trên thế giới

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết việc thiếu hụt điều dưỡng viên không chỉ là vấn đề riêng của Nhật Bản. Thế giới hiện nay đang cần thêm 5,9 triệu điều dưỡng viên mới.

Một số quốc gia đang tìm đến những thành tựu công nghệ tiên tiến để bù đắp cho sự thiếu hụt về nhân lực.

Trên thực tế, ở Ý và Singapore, robot đã được sử dụng để thu thập thông tin bệnh nhân, cảnh báo để người dân giữ khoảng cách cần thiết, đưa thuốc cho người bệnh, tránh được những tiếp xúc trực tiếp giữa người và người.

Ở Đài Loan, các nhà nghiên cứu sử dụng camera, cảm ứng nhiệt và trí tuệ nhân tạo để theo dõi tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân từ xa. Các công nghệ có thể phát hiện ra những thay đổi trong nhịp tim, nhịp thở, và nhiệt độ cơ thể. Nếu như phát hiện ra điều gì khả nghi, các nhân viên y tế có thể liên lạc ngay với bệnh nhân thông qua các phần mềm chat video.

2. Nhật Bản đẩy nhanh áp dụng công nghệ vào hệ thống y tế

Robot Y tế giúp giảm thiểu các tương tác trực tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân

Robot Y tế giúp giảm thiểu các tương tác trực tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân

Nhưng Nhật Bản, một quốc gia luôn tự hào về ngành công nghệ và công nghiệp hóa tự động, lại đang chậm trễ trong việc áp dụng những thành tựu này vào công cuộc phòng chống Covid-19.

Cách Chính phủ Nhật Bản liên lạc và chiêu mộ những điều dưỡng viên đã nghỉ hưu cũng cần phải linh hoạt hơn, đặc biệt là việc nên thay đổi từ hình thức truyền thống sang tuyển dụng thông qua SNS và mạng internet để có được kết quả tốt hơn.

Đây cũng chính là lí do mà Bộ Phúc lợi Nhật Bản thúc đẩy dự án liên quan đến việc triển khai các điều dưỡng viên robot.

Cụ thể, Bộ Phúc lợi Nhật Bản đã cho thành lập các bộ phận mới để đầu tư và hỗ trợ cho việc phát triển và khuyến khích áp dụng công nghệ robot vào việc hỗ trợ chăm sóc y tế.

Chỉ trong khoảng thời gian một tháng triển khai, Bộ Phúc lợi Nhật Bản đã mở tới 06 cơ sở nghiên cứu để hỗ trợ cho các công ty chuyên môn phát triển mẫu robot lần này. 

Bên cạnh đó là 11 trung tâm tư vấn dành cho các tổ chức, doanh nghiệp vận hành và cung cấp dịch vụ y tế trên toàn quốc.

3. Triển lãm kết quả nghiên cứu Robot Y tế

Robot Y tế giúp di chuyển bệnh nhân ngồi vào xe lăn

Robot Y tế giúp di chuyển bệnh nhân ngồi vào xe lăn

Tại khu vực Shinagawa (trực thuộc Tokyo), người ta đã tổ chức và trưng bày khoảng 30 mẫu robot y tế đang được nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện.

Trong phòng phát triển mô hình, có mẫu robot với kích cỡ vô cùng lớn. Một nửa được tách ra từ một chiếc giường và có thể sử dụng dưới hình thức một chiếc xe lăn. Cần một người để điều khiển thiết bị và 2 người để chuyển bệnh nhân từ giường sang xe lăn.

Trong buổi triển lãm cũng có trưng bày một mẫu thiết bị dưới dạng tablet, cho phép bệnh nhân nói chuyện từ xa với các thành viên trong gia đình.

Một mẫu robot điển hình khác thì có thể phục vụ các suất ăn cho các bệnh nhân.

Các thiết bị này đều đóng một vai trò hết sức quan trọng vì chúng làm giảm những tương tác trực tiếp giữa người và người, mang lại hi vọng to lớn trong tình hình phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Covid-19 như hiện nay.

Ông Kataoka Shinichiro là trưởng phòng thí nghiệm Future Care Lab hiện đang hoạt động tại Shinagawa. Ông cho rằng các mẫu robot đang được nghiên cứu sẽ làm giảm tương tác trực tiếp giữa người và người trong các hoạt động chăm sóc y tế. Nhờ đóm hoạt động nghiên cứu đang nhận được rất nhiều sự chú ý từ Chính phủ và cộng đồng, đặc biệt là trong thời điểm này.

Ông cũng cho biết thêm rằng phòng nghiên cứu sẽ làm việc hết công suất để đáp ứng được nhu cầu của các nhà nghiên cứu phát triển và của ngành y tế.

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.