Chuyện dựng vợ gả chồng ở Nhật Bản khác Việt Nam như thế nào?

Mục lục1. Điểm giống nhau, tương đồng giữa Việt Nam và Nhật Bản2. Điểm khác biệt giữa đám cưới ở Việt Nam và Nhật Bản Từ xa xưa đến nay việc trai khôn dựng vợ gái lớn gả chồng là chuyện tất yếu. Ở bất cứ quốc gia nào, Lễ cưới cũng là một nghi […]

Từ xa xưa đến nay việc trai khôn dựng vợ gái lớn gả chồng là chuyện tất yếu. Ở bất cứ quốc gia nào, Lễ cưới cũng là một nghi lễ đặc sắc mang nhiều nét văn hóa nhất, Nhật Bản và Việt Nam cũng không ngoại lệ, Thời gian trôi qua đi nhưng nền văn hóa cưới hỏi vẫn lưu giữ nhiều nét truyền thống cho đến ngày nay.

1. Điểm giống nhau, tương đồng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Trước đây chuyện cưới xin là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nhưng ngày nay thì đại đa số là các đôi nam nữ tự tìm hiểu nhau trước khi tiến tới hôn nhân, khi cảm thấy hợp nhau tình yêu sâu sắc thì họ sẽ tính tới kết hôn.

Đám cưới ở Nhật Bản

Đám cưới ở Nhật Bản

Hai bên gia đình gặp mặt và bàn chuyện cưới xin

Ngày tổ chức lễ cưới được lựa chọn rất cẩn thận để tránh điềm xấu xảy ra

Lễ cưới chính thức được tổ chức tại nhà chú rể

Nghi thức trao nhẫn cưới ngày càng diễn ra phổ biến

Nghi thức mời rượu của bà con và gia đình hai bên cô dâu chú rể, cô dâu và chú rể sẽ đi mời chào khách lần lượt hết các bàn

Lễ cưới kết thúc gia đình chụp ảnh làm kỷ niệm

Sau lễ cưới cùng về nhà gái lại mặt và mang quà cho người thân, bạn bè

Tổ chức đám cưới rất tốn kém nên cô dâu và chú rể phải lo lắng rất nhiều

Trước đây Nhật Bản lễ cưới được tổ chức ở đền chùa, nhưng ngày nay thì lễ cưới cũng được tổ chức ở nhà hàng khách sạn như ở Việt Nam

Sau ngày cưới cô dâu chú rể có thể cùng đi hưởng tuần trăng mật

2. Điểm khác biệt giữa đám cưới ở Việt Nam và Nhật Bản

Ở Việt Nam cô dâu sang nhà chồng với chiếc váy cưới màu trắng tinh tay cầm bó hoa chú rể thì mặc bộ vest đen

Trang phục cưới ở Việt Nam

Trang phục cưới ở Việt Nam

Ở Nhật Bản cô dâu sẽ sang nhà chồng với bộ kimono màu trắng. Trang phục truyền thống này có một chiếc mũ trắng trùm đầu, được gọi là tsuno-kakushi. Chiếc mũ được trùm kín đầu được coi là biểu tượng cho sự gạt bỏ tính ghen tuông của phụ nữ, để đời sống vợ chồng được hòa thuận hơn, chú rể sẽ mặc bộ hakama, tức kimono có đính gia huy mặc với quần chúng.

Ở Nhật thì tổ chức lễ cưới trước, cô dâu chú rể cùng thề nguyền yêu thương chung sống và cùng nhau uống rượu sake sau đó mới tới nghi thức giới thiệu hai họ.

Ở Việt Nam một số gia đình lễ cưới được tổ chức với quy mô rất hoành tráng, linh đình

Ở Nhật lễ cưới được tổ chức với quy mô nhỏ hẹp chỉ bao gồm những người thân trong gia đình

Ở Nhật có phong tục cô dâu và chú rể sẽ giương cao cây Sakaki(Cây thần thánh trong đạo Shinto) còn Việt Nam thì không có

Người Nhật có một tục lệ trong ngày cưới gọi là “san-san-kudo” nghĩa là uống 3 ngụm. San = 3, ba ngụm rượu đầu tiên thay mặt cho cô dâu chú rể và bố mẹ của hai bên. San = 3, ba ngụm rượu tiếp theo là tượng trưng cho uống cạn đi lòng căm thù, đam mê và dối trá. Ku = 9, là con số may mắn trong quan niệm của người Nhật. Do = kết thúc bằng sự hòa hợp của hai tâm hồn.

Người Việt Nam thì cô dâu chú rể chỉ mời bố mẹ cô dâu một ly, bố mẹ chú rẻ một ly và cô dâu chú rể uống với nhau một ly.

Ở Nhật sau tiệc cưới, cô dâu và chú rể dâng hoa đôi bên cha mẹ tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành đã cho họ một nửa của đời mình. Ở Việt Nam không có tục lệ này.

Kết thúc tiệc cưới ở Nhật thì mọi người kéo nhau đi tăng 2, thường thì mọi người đi hát karaoke hay đến quán rượu để cùng nhau uống bia và hát hò, nhảy múa.

Ở Việt Nam lễ cưới kết thúc thì cô dâu chú rể kéo nhau về nhà dọn dẹp nốt và nghỉ ngơi.

Ở Nhật thì khách ra về thường nhận lại món quà kỷ niệm như bánh ngọt hay đũa còn ở Việt Nam thì không có tục lệ đó.

Mặc dù theo thời gian, tập tục có nhiều thay đổi nhưng những nghi thức trên vẫn gắn liền trong các đám cưới của Việt Nam và Nhật Bản.

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.