Cách xua đuổi hồn ma của người Nhật Bản. Tín ngưỡng Nhật Bản

Ma quỷ là một thứ gì đó rất khó định nghĩa. Người Nhật có tin vào ma quỷ không? và họ đã làm cách nào để xua đuổi hồn ma?

Ma quỷ là một thứ gì đó rất khó định nghĩa. Người Nhật đã làm cách nào để xua đuổi hồn ma?

Trong thời gian gần đây, dư luận Việt Nam đang xôn xao về những câu chuyện tâm linh tại Thuận Kiều Plaza. Cũng như nhiều nơi trên thế giới, người Việt luôn tin rằng có một thế giới, nơi mà những người “khuất mặt khuất mày” đang tồn tại song song. Vậy với người Nhật thì sao? Họ có tin vào ma quỷ không? Và họ làm thế nào để xua đuổi những hồn ma đáng sợ đó?

Xem thêm:

Người Nhật xua đuổi hồn ma như thế nào?

Người Nhật xua đuổi hồn ma như thế nào?

1. Quan điểm về hồn mà trong văn hóa Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hóa phát triển vượt bậc tại châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Cùng với đó, những câu chuyện tâm linh rùng rợn, những bí mật về ma quỷ hay những truyền thuyết đô thị cũng là nét đặc trưng không thể không nhắc tới khi đặt chân tới Nhật Bản.

Người Nhật thậm chí còn chia hồn ma ra làm nhiều khái niệm. Trong văn hóa Nhật, “Yurei – 幽霊” là hồn ma của những người trước khi chết đã chịu phải nỗi oan khuất hay uất ức gì đó chưa được giải tỏa. Hồn ma khác với “Yokai – 妖怪” – yêu quái trong văn hóa dân gian. Yurei thường là nguồn cảm hứng khiến các truyền thuyết đô thị Nhật Bản xuất hiện. Những hồn ma này sẽ vương vấn ở dương gian cho đến khi “hết nợ đời”, thường là trả thù, đòi lại công bằng cho mình.

2. Cách người Nhật xua đuổi hồn ma

  • Cách người Nhật xua đuổi linh hồn vất vưởng – Yurei

Tại Nhật, người ta truyền nhau câu chuyện về con gái của một quan thần Mạc phủ thời Edo – nàng Iwa Tamiya, kết hôn với người đàn ông giàu có tên là Iemon Tamiya. Chỉ vì thói ăn chơi trác táng cùng bản tính xấu xa của mình, Iemon đã đối xử tàn độc với Iwa: hủy dung của nàng, dàn cảnh cho người khác cưỡng hiếp vợ mình. Cuối cùng bức Iwa tự sát.

Chính vì thế, vào ngày hôn lễ của Iemon với vợ mới, hồn ma của Iwa đã quay lại và trả thù. Lấy cảm hứng từ đây, vở kịch Kabuki “Tokaido Yotsuya Kaidan” ra đời, đổi tên nàng Iwa thành Owa. Owa đại diện cho Onryo – linh hồn nữ đầy hận thù. Nhân vật Sadako Yamamura trong bộ phim kinh dị “The ring” (Vòng tròn oan nghiệt) đình đám chính là được mô phỏng theo hình tượng Owa.

Ma nữ đầy oán hận trong “The ring”

Ma nữ đầy oán hận trong “The ring”

Hình tượng ma nữ với mái tóc đen dài, mặc áo màu trắng (điều này bắt nguồn từ tục lệ mặc kimono trắng cho người chết theo Phật giáo), cánh tay duỗi thẳng về phía trước và không có chân đã in đậm vào tâm trí nhiều người.

Như đã nói ở trên, Yurei là linh hồn. Vì vậy, người trần mắt thịt không thể dùng những cách thông thường để xua đuổi chúng. Yurei chỉ yên tâm đi đầu thai chuyển kiếp khi họ được thanh tẩy hoặc thực hiện được mục đích của họ.

  • Nghi lễ tiễn đưa linh hồn người thân của người Nhật Bản

Tạm gác Yurei – những linh hồn vất vưởng ở dương thế bởi mục đích nào đó qua một bên. Cũng như văn hóa Việt Nam và đa phần quốc gia tại châu Á, các gia đình Nhật Bản cũng có nghi lễ để đón và tiễn vong linh của người thân.

Nếu ở Việt Nam có ngày “Vu Lan báo hiếu” (ngày 15/7 âm lịch hằng năm), thì Nhật Bản cũng có dịp lễ mang ý nghĩa tương tự gọi là Obon. Obon là dịp tưởng nhớ linh hồn của ông bà tổ tiên, thể hiện lòng tôn kính và lời cầu nguyện của những người còn sống dành cho những người đã khuất. Không chỉ vậy, còn là dịp những đứa con trong gia đình thể hiện sự biết ơn với cha mẹ. Tùy vào phong tục, tập quán của từng địa phương mà thời gian tổ chức sẽ khác nhau.

Lễ hội Obon Nhật Bản

Lễ hội Obon Nhật Bản

Lễ Obon thường được tổ chức vào tháng 8 dương lịch, diễn ra từ ngày 12 đến ngày 16, lễ chính là ngày 15. Để hiểu sâu về nguồn gốc của lễ hội OBON, bạn xem thêm: Tại đây

  • Cách người Nhật xua đuổi những hồn ma, vong linh xấu xa

Nếu như nước thánh và thánh giá được cho rằng có thể xua đuổi và tiêu diệt ma quỷ tại các nước phương Tây theo đạo Thiên Chúa giáo thì tại Nhật Bản, dải “Ofuda – お札” được coi là lá bùa có tác dụng xua đuổi tà ma. Ofuda được làm từ vải, gỗ, kim loại, giấy và thường được thấy ở các đền thờ Thần đạo và chùa.

Bùa hộ mệnh Ofuda

Bùa hộ mệnh Ofuda

Có nhiều loại hình Ofuda:

  • Shinsatsu (神札): Kamidana, thường được đặt trên bàn thờ Thần đạo trong gia đình.
  • Ofuda cho từng mục đích cụ thể: sẽ được viết tên của vị thần tương ứng.

Ofuda là một vật linh thiêng nên không có khái niệm mua – bán. Người nhận gửi tiền Ofuda sẽ được coi là tiền cúng dường, dùng cho các hoạt động của đền.Ofuda cũng cần được thay định kỳ hàng năm và trao trả lại những Ofuda cũ cho đền thờ như một hình thức tạ ơn.

Văn hóa Nhật Bản vô cùng phong phú và đa dạng. Hãy chia sẻ những hiểu biết của bạn bằng cách bình luận ngay phía dưới bài viết này nhé!

Bài viết tham khảo:

 

 

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.