Báo Nhật nói gì về tục cúng tiền vàng của người Việt

Báo Nhật Bản nói gì về tục cúng vàng mã của Việt Nam? Tờ báo Nikkei Asian Review của Nhật Bản đã nhận xét về tục lệ này của người Việt

Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc. Cúng rồi hoá vàng mã hay các đồ dùng làm bằng giấy như quần áo, giầy dép, mũ, đồ chơi… là một trong những lệ tục đã có từ rất lâu đời của người Việt.

>> Văn hóa Nhật Bản

tuc-cung-tien-vang-cua-nguoi-viet

Người Việt và tục lệ hoá đồ mã

Người Việt thường tổ chức các hoạt động tín ngưỡng vào ngày đầu và mười lăm hàng tháng dựa theo lịch Âm. Họ thường đốt hương và cúng vàng mã tại gia cho những người đã mất.

Báo Nikkei Asian Review dẫn chứng: Vào tháng 1 hàng năm, một người phụ nữ sống ở Hà Nội thường chuẩn bị đón Tết Nguyên đán bằng việc đặt hàng một mô hình xe máy Honda mới nhất làm từ giấy để chuẩn bị lễ cúng. Sau khi người con trai duy nhất của bà đã qua đời tham gia cuộc đua xe bất hợp pháp, bà thường đốt cho con xe máy giấy cùng nhiều vật dụng khác trong mỗi lần làm lễ cúng cho con. Người mẹ này tin rằng, những thứ vàng mã bà đốt cho con trai sẽ trở thành vật dụng thực sự để con sử dụng khi ở thế giới bên kia. Mỗi năm, bà thường chi khoảng 5 triệu đồng để mua vàng mã.

>> Tin tức xuất khẩu lao đông Nhật Bản

Những đồ dùng làm từ giấy

Báo Nikkei Asian Review nhận định: Họ làm vậy đơn giản để cầu sự may mắn, cũng như tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Một số người tin rằng khi đốt vàng mã hay các vật dụng đồ mã khác cho người đã khuất, họ sẽ phù hộ cho những người còn sống gặp nhiều may mắn trong cuộc sống hàng ngày. Những hoạt động này cũng thường diễn ra trong các đám tang, cũng như ngày giỗ của những người thân gia đình trong suốt cả năm.

Vàng mã

Không có một số liệu chính xác nào về chi phí của các hoạt động tín ngưỡng. Tuy nhiên, theo như khảo sát những phương tiện truyền thông địa phương, khoảng 50,000 tấn vàng mã đã được hóa mỗi năm.

Tại nhiều quốc gia châu Á, vàng mã, cùng với các sản phẩm làm từ giấy khác, thường được cúng, đốt trong đám tang người mất. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Việt, phong tục cúng và hoá đồ mã ở Việt Nam đã xuất hiện từ trước thời Bắc thuộc. Tuy nhiên ngày nay, một số chuyên gia chỉ ra rằng mọi người đang thực hiện nó quá nhiều, và thực tế đã vượt xa giá trị tinh thần ban đầu của nó.

Người dân không chi tiêu ít đi trong hoạt động này. Người dân đã bỏ ra một số tiền tại các địa điểm thiêng liêng, như chùa, đền, đình cũng như hóa một lượng lớn vàng mã.

Một phụ nữ chở hàng mã đến bán cho các tiểu thương đáp ứng nhu cầu cúng ngày Tết của người Việt. Những món hàng mã này do người làng Đông Hồ, tỉnh Bắc Ninh, sản xuất

Hằng năm, du lịch trong nước của Việt Nam có khoảng 30 triệu lượt khách, nhưng có tới 41,5% là các điểm đến tâm linh vào cuối năm hoặc các dịp khác. Họ đến các địa điểm này để cầu nguyện cho sự may mắn.

Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã qui định một số điều cấm đối với đốt giấy vàng mã với lý do lãng phí tiền bạc và là một trong những nguyên nhân dễ gây hoả hoạn. Tuy nhiên, thị trường vẫn tồn tại và hoạt động này vẫn đang sôi động đáng kể.

Vào thời điểm này, Việt Nam đang đón năm mới. Thị trường đồ mã đang cung cấp một số lượng lớn với nhiều mẫu mã đa dạng để phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân. Tuy nhiên, dù việc cúng đồ mã, hoá đồ mã có từ lâu đời nhưng ngày nay nhiều người dân cũng nhận thấy sự lãng phí, sự lạm dụng thái quá đã làm mất đi giá trị tinh thần ban đầu vốn có của nó.

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.