Trung Quốc khó một thì Nhật Bản khó đến mười

Kinh tế Nhật Bản đang trên đường hồi phục trong những năm gần đây, đống yên vẫn đang ở mức thấp nhưng lại có sức hút rất lớn với nhà đầu tư nước ngoài

Sau 20 năm mắc kẹt trong bẫy giảm phát, liệu Nhật Bản có đủ sức gượng dậy để tăng trưởng mạnh trở lại?

Mới đây trong một hội thảo tại thủ đô Washington DC của Mỹ, ông Randall Jones – chuyên gia phân tích về Nhật Bản tại OECD – đã chỉ ra một loạt vấn đề mà nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang phải đối phó.

Kinh tế Nhật Bản đang trên đường hồi phục

Kinh tế Nhật Bản đang trên đường hồi phục

Theo ông Jones, giai đoạn giảm phát và trì trệ kéo dài hơn 20 năm kể từ 1990 đã khiến cho nền kinh tế Nhật bị thiệt hại nặng. So với 1990, thu nhập hiện nay của người Nhật đả giảm tới 10%. Ngoài ra Nhật Bản phải đối mặt với năng suất lao động thấp, nợ công khổng lồ và cơ cấu dân số đang già hóa. Các yếu tố này làm cho Nhật Bản khó mà tăng trưởng hơn được mức 2% mỗi năm.

Liệu chương trình phục hồi kinh tế đầy tham vọng của Thủ tướng Shinzo Abe có thể  đưa Nhật Bản trở lại thời hoàng kim như 30 năm trước?

Vào năm 1990, Nhật Bản vẫn là một cường quốc sản xuất và chiếm gần 10% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, đứng thứ 3 thế giới sau Đức và Hoa Kỳ. Khi đó Trung Quốc vẫn đang còn trong giai đoạn đầu của quá trình cải cách thị trường, với vỏn vẹn 2% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Tuy nhiên hiện nay mọi thứ đã hoàn toàn đảo ngược: Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 4%, còn Trung Quốc đã chiếm ngôi vị số 1 với 12%.

Kinh tế Nhật Bản đang trên đường hồi phục

Tỷ trọng của Nhật Bản trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu đã giảm rất nhiều, trong khi Trung Quốc thì trỗi dậy mạnh mẽ. Sự suy giảm khả năng cạnh tranh của Nhật Bản vẫn chưa thể được khắc phục bằng cách phá giá đồng yên. Trong vòng 3 năm qua, đồng yên Nhật đã được hạ giá tới 35% . Mặc dù vậy, kinh tế Nhật được dự báo chỉ tăng trưởng 1% trong năm nay.

Kinh tế Nhật Bản đang trên đường hồi phục

Đồng yên Nhật đã giảm giá mạnh, nhưng chưa mang lại được kết quả mong muốn. Chiến lược phát triển kinh tế của ông Abe, hay còn gọi là học thuyết Abenomics, dựa trên 3 yếu tố là chính sách nới lỏng tiền tệ, cải cách cơ cấu kinh tế để tăng cường năng suất, cũng như dùng các gói tài chính kích cầu. Các biện pháp này đã mang lại một số kết quả nhất định. Theo đó, nền kinh tế Nhật đã được ổn định trở lại, và niềm tin của các doanh nghiệp cũng tăng lên. Tuy nhiên, tình hình thâm hụt ngân sách kéo dài cộng với các khoản nợ công tăng cao đã làm hạn chế các biện pháp kích cầu thông qua chi tiêu công.

Kinh tế Nhật Bản đang trên đường hồi phục

Tỷ lệ nợ công so với GDP của Nhật là cao nhất trong cả khối OECD

Tổng nợ công của Nhật Bản đang ở mức 230% GDP, lớn hơn nhiều so với Hy Lạp và là nước có mức nợ công lớn nhất trong các nước khối OECD. “Chúng tôi chưa bao giờ thấy một mức nợ nào lớn đến như thế và chúng tôi thực sự lo lắng về hậu quả của nó”, ông Jones nói. Việc trả lãi cho những khoản nợ khổng lồ này đang là yếu tố gây tiêu tốn ngân sách nhiều nhất, và sẽ tiếp tục tăng lên một khi lãi suất toàn cầu tăng trở lại.

Học thuyết Abenomics tìm cách giải quyết vấn đề năng suất lao động và già hóa dân số bằng cách tạo thêm cơ hội việc làm cho phụ nữ Nhật, nhưng chưa thu được nhiều kết quả. Ngoài ra, tuy hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá cao nhưng nền văn hóa doanh nghiệp của Nhật Bản thì lại được đánh giá là quan liêu và kìm hãm sáng tạo. Mặc dù nhiều công ty Nhật Bản vẫn đang giữ được vị trí dẫn đầu thế giới, nhưng họ đang ưu tiên cho việc gia tăng đầu tư ra bên ngoài.

Ngoài ra, theo ông Jones thì nền nông nghiệp Nhật Bản cần phải mở cửa hơn nữa, nhất là khi tuổi bình quân của các nông dân Nhật đang chạm ngưỡng 65. Một khi các rào cản nhập khẩu được dỡ bỏ thì người tiêu dùng Nhật Bản sẽ được hưởng lợi từ các sản phẩm hàng hóa thấp. Adam Posen của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho biết Nhật Bản có thể là nước hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định TPP một khi hiệp định này được ký kết.

Trong báo cáo tháng 7 năm 2015 về Nhật Bản, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã đánh giá cao chính sách kinh tế Abenomics của thủ tướng Abe trong việc thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản thoát ra khỏi tình trạng trì trệ kéo dài. Theo IMF, Abenomics là cơ hội hiếm thấy để Nhật có thể chấm dứt tình trạng giảm phát, khôi phục ổn định tài chính và cắt giảm nợ. Về phía OECD, tổ chức này cho rằng Nhật cần phải đẩy được mức lạm phát lên được 2% để kích thích tăng trưởng trở lại.

xuatkhaulaodongnb.com - Website tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.